(HBĐT) - Hiện nay, tỉnh ta có khoảng 83% hộ dân được dùng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân ở một số thôn, bản và cả ở thị trấn vẫn đang chịu cảnh thiếu thốn nước sinh hoạt với nhiều lý do, trong đó có cả ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường.

 

Xã Yên Thượng (Cao Phong) là một ví dụ điển hình, nguồn nước sinh hoạt hàng ngày lấy từ suối Ngạn bị ô nhiễm từ khi nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú đi vào hoạt động. Các hộ dân trong xóm nhiều lần làm đơn đề nghị lên xã, công ty và huyện yêu cầu Công ty CP khoáng sản đồng An Phú khoan giếng cho các hộ bị ảnh hưởng nguồn nước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Tại một huyện Đà Bắc, hàng nghìn người dân thị trấn Đà Bắc suốt bao năm nay chưa được sử dụng nước sạch. Nguồn nước chính được lấy từ giếng khoan, giếng đào, nước từ các khe, mó chảy về khó đánh giá thực chất có hợp vệ sinh hay không. Mặc dù nhà máy xử lý nước sạch được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng đến nay đã thành đống sắt hoang. Lý do được đưa ra là không có nguồn nước cung cấp cho nhà máy nên đơn vị quản lý không thể vận hành.

Công trình nước sạch cung cấp cho thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) nhiều năm không hoạt động do thiếu nguồn nước.

Ở một số xã vùng cao của huyện Đà Bắc, nhiều công trình nước sạch đã xuống cấp, hư hỏng, không còn hiệu quả. Nguyên nhân các công trình cấp nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh bị xuống cấp, bỏ hoang là do không có nước nguồn, hệ thống bai dâng, bể lọc, bể chứa bị hư hỏng, hệ thống đường ống dẫn nước bị vỡ, đất đá vùi lấp...

Tương tự tại xã Phúc Sạn (Mai Châu), là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Hơn chục năm trước đây, xã Phúc Sạn được đầu tư xây dựng hàng chục công trình bể chứa nước sinh hoạt cộng đồng tại 8 xóm và tổ dân cư Bãi Sang. Công trình sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, hàng trăm hộ dân trong xã đã được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên đến nay, nhiều công trình xuống cấp. Chính quyền xã tích cực vào cuộc nhằm đảm chất lượng nước từ đầu nguồn. Song song với đó duy trì, sửa chữa thường xuyên hệ thống cung cấp nước tự chảy.

Trao đổi với lãnh đạo Sở TN&MT được biết, nước sạch, hợp vệ sinh luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh việc đảm bảo cho các công trình cung cấp nước do Nhà nước đầu tư nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn là hữu hạn. Nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý như hiện nay còn tiếp diễn thì một ngày không xa sẽ cạn kiệt nguồn nước.

Cũng theo lãnh đạo Sở TN&MT, trước thực trạng này từ nhiều năm nay, trong năm 2015, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn nhiều những hạn chế. Nguyên nhân được cho là do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa được chú trọng. Các ngành, các cấp chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Sự phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, thống nhất; kinh phí dành cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước còn hạn chế. Trong tỉnh chưa có tổ chức, cá nhân nào đủ điều kiện để hành nghề tư vấn và khoan nước dưới đất trong lĩnh vực tài nguyên nước.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương từng bước nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước, phòng - chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phát hiện, ngăn chặn và có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật tài nguyên nước.

 

                                                                                           H.T

 

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục