(HBĐT) - Huyện Yên Thủy đang tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời tồn tại về đê, hồ, đập, kè, cống, công trình phụ trợ có nguy cơ xảy ra mất an toàn trong mùa mưa lũ năm 2017.

 

Qua kiểm tra, rà soát cho thấy: Hệ thống đê, đập và hồ chứa trên địa bàn huyện trong những năm qua được đầu tư, nâng cấp nên đến nay cơ bản đủ khả năng chống lũ, chống tràn theo thiết kế, đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão. Mặc dù vậy còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn khi mưa lũ lớn xảy ra. Trên địa bàn huyện có 53 hồ, đập lớn và 12 hồ, đập nhỏ, dung tích khoảng 14,79 triệu m3, trong đó có các hồ lớn dung tích trên 1 triệu m3 như: Ngọc Lương II, Me I, Lương Cao...

 

 

Hồ Đầm Sống, xã Phú Lai (Yên Thủy) được đầu tư, nâng cấp để nâng cao năng lực tưới và phòng - chống lũ bão.

 

Các tuyến đê trên địa bàn có vai trò quan trọng bảo vệ công trình thủy lợi và sự an toàn cho sản xuất, đời sống nhân dân được huyện đặc biệt quan tâm trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) năm nay.  Tuyến đê Yên Trị là tuyến đê cấp V dài khoảng 3,1 km. Xác định thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lớn kéo dài làm mực nước dâng cao, tràn đê gây ngập lụt cho khu vực các xóm Yên Xá, Phú Yên (xã Yên Trị), huyện đã xây dựng phương án cụ thể khi mưa, lũ lớn xảy ra. Các giải pháp kỹ thuật, phương án huy động máy móc, nhân lực, vật lực  trên địa bàn cũng đã hoàn thiện, được tập kết sẵn sàng để xử lý sự cố nước tràn, di dời người dân, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

 

Đối với tuyến đê lái lũ sau tràn hồ Ngọc Lương 2 là hạng mục công trình do Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình quản lý. Tuyến đê được xây dựng sau tràn hồ Ngọc Lương 2, xã Ngọc Lương dài 1,3 km, rộng 4 m, mái thượng lưu chưa được kiên cố, mái hạ lưu được trồng cỏ bảo vệ. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa phát huy tác dụng tiêu thoát lũ, chỉ bảo vệ cho một số hộ dân và phần diện tích đất canh tác của xóm Hổ 1. Khi mưa lũ lớn kéo dài, nước bị đẩy dồn về 4 xóm: Ba Cầu, Thung, Hổ 3, Liên Tiến làm khu vực này thường xuyên bị ngập úng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Huyện thường xuyên kiểm tra công trình, triển khai các giải pháp ứng phó thiên tai, mưa lũ. Theo đó, tổ chức tuyên truyền nhân dân khu vực bị ảnh hưởng chuẩn bị kê kích tài sản, sẵn sàng di dời, khi cần thiết có thể di chuyển đến các khu vực trường học và đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn. Đồng thời chuẩn bị máy móc, phương tiện, vật tư như rọ thép, bao tải, huy động người dân tham gia xử lý, hộ đê, bảo vệ công trình.

 

Tuyến đường kèm lái lũ Nam Bình, xã Đoàn Kết là một trong những hạng mục thuộc dự án ổn định dân cư vùng thiên tai được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2014. Tuy nhiên, phương án phòng - chống mưa lũ cho công trình đã được triển khai chu đáo. Khi xác định sự cố bất lợi, nước lũ về nhanh, kéo dài có khả năng ngập lụt dâng cao, ngập úng toàn bộ khu vực dân cư, xóm Nam Bình sẽ chuyển dân kịp thời đến khu vực trên núi Đẹn Số phía tây của xóm. Huyện chỉ đạo các xóm, đơn vị liên quan chuẩn bị 2 xe tải, 4 xe ô tô và các dụng cụ (cuốc thuổng, bảo tải dứa, áo phao cứu sinh) xử lý khi có sự cố nước tràn gây ngập lụt xảy ra. Huyện đã xây dựng phương án PCTT, mưa lũ cho các công trình thủy lợi trên toàn huyện để có thể xử lý kịp thời những nguy hiểm có thể xảy ra khi mưa, lũ lớn.

 

Để nâng cao hiệu quả PCTT, huyện kiến nghị với UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện nâng tuyến đê sau tràn Ngọc Lương 2 nhằm tiêu thoát lũ nhanh ra sông Hoàng Long bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống cho 200 hộ dân xã Ngọc Lương; xây dựng tuyến đê ngăn lũ xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết dài 4 km bảo vệ 95 hộ dân và bảo đảm 75 ha canh tác của xóm Yên Bình và Nam Bình; nâng cấp tuyến đê Nam Thái, xã Đoàn Kết bảo đảm an toàn cho 160 hộ dân và 120 ha đất sản xuất cho các xóm của xã Đoàn Kết.

 

Bên cạnh đó, huyện Yên Thủy chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung sản xuất vụ hè thu, triển khai kế hoạch huy động nhân dân gia cố nhà cửa, kho tàng đề phòng mưa lũ, giông lốc xảy ra, đẩy mạnh sản xuất, huy động nhân dân tham gia chống úng, gặt nhanh diện tích lúa có thể thu hoạch sớm. Đối với khu vực ngập úng nặng, thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế mức thấp nhất diện tích mất trắng.

 

 

                                                                                                L.C

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục