(HBĐT) - - Cử tri kiến nghị: "Cử tri tiếp tục kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình là người dân tộc thiểu số (DTTS), hộ nghèo và gia đình chính sách. Hiện nay, nhiều hộ gia đình sinh sống trong những căn nhà tạm không có khả năng làm nhà rất cần đến sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; đối với các hộ chính sách khó khăn về nhà ở đã tháo dỡ để xây theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đến nay vẫn chưa được cấp kinh phí, nên họ đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Đề nghị Chính phủ sớm bố trí nguồn vốn để hỗ trợ kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn cho nhân dân”.

- Trả lời: Chăm lo đời sống của đồng bào các DTTS, các hộ chính sách trong đó bao gồm cả vấn đề hỗ trợ nhà ở là nhiệm vụ quan trọng luôn được các cấp, các ngành, từ T.ư tới địa phương quan tâm thực hiện.

Ngày 12/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, bao gồm cả các hộ nghèo DTTS. Trong giai đoạn 2008 - 2012, theo kế hoạch dự kiến hỗ trợ cho 500 nghìn hộ nghèo, nhưng sau khi kết thúc chương trình đã thực hiện hỗ trợ cho khoảng 531 nghìn hộ (đạt 107% so với kế hoạch ban đầu), trong đó có khoảng 230 nghìn hộ nghèo là đồng bào DTTS được hỗ trợ, chiếm hơn 43% hộ được hỗ trợ trên toàn quốc.

Sau khi tổng kết chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 33, ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi là Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg). Hình thức hỗ trợ trực tiếp sang phương thức hỗ trợ gián tiếp (mỗi hộ được vay tối đa 25 triệu đồng từ NHCSXH để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, lãi suất 3%/năm, thời hạn vay 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6). Như vậy, với mức hỗ trợ 25 triệu đồng/hộ cùng việc huy động thêm các nguồn lực từ gia đình, họ hàng và cộng đồng thì hộ nghèo có thể xây dựng một ngôi nhà có diện tích tối thiểu 24 m2, tuổi thọ trên 10 năm, có giá thành khoảng 40 triệu đồng.

Qua kiểm tra thực tế tại một số địa phương, mức vay ưu đãi 25 triệu đồng/hộ cơ bản phù hợp với đa số đối tượng tại các vùng miền trên cả nước. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở, ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, vươn lên thoát nghèo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương chủ động cân đối, bố trí một phần ngân sách cũng như kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tham gia để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng nhà ở. Ngoài ra, UBT.ư MTTQ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh CVĐ "Ngày vì người nghèo”, phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, tích cực vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở.

Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 300 nghìn hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg. Tuy nhiên, theo đề án của các địa phương đã được thẩm định chỉ có khoảng 268 nghìn hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ đăng ký vay vốn, trong đó đối tượng hộ gia đình là đồng bào DTTS có khoảng hơn 118 nghìn hộ, chiếm hơn 44% tổng số hộ đăng ký vay vốn.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có khoảng trên 10.500 hộ nghèo thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg đã đăng ký vay vốn, trong đó đối tượng là đồng bào DTTS khoảng trên 6.200 hộ, chiếm 59,3% số hộ đăng ký vay vốn trên địa bàn. Sau khi NHCSXH phân giao chỉ tiêu cho các chi nhánh NHCSXH tại 57 tỉnh, thành phố (khoảng 394 tỷ đồng để từ nguồn vốn tự huy động), đến hết ngày 31/12/2016 các Chi nhánh NHCSXH tại các địa phương đã giải ngân cho 15.143 hộ nghèo vay vốn làm nhà ở với dư nợ khoảng 377 tỷ đồng. Năm 2016, tỉnh Hòa Bình đã có 520 hộ được hỗ trợ vay vốn với tổng dư nợ 12.995 triệu đồng.

Năm 2017, sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc sử dụng nguồn vốn chưa giải ngân, còn tồn đến ngày 31/12/2016 và nguồn vốn thu hồi nợ đến hạn từ năm 2017-2020 của một số chương trình tín dụng chính sách để hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn xây dựng nhà theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, NHCSXH đã phân giao chỉ tiêu cho các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố số tiền 1.295 tỷ đồng, trong đó tỉnh Hòa Bình được bố trí 50 tỷ đồng.

Với trách nhiệm của mình, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho khoảng 300 nghìn hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở tại khu vực nông thôn (trong đó có hơn 118 nghìn hộ nghèo là đồng bào DTTS) theo đúng kế hoạch đề ra; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ về nhà ở cho đối tượng là đồng bào DTTS trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp.

 

                                                         P.V (TH)

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục