(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công điện khẩn ứng phó với hoàn lưu áp thấp nhiệt đới và xả lũ thuỷ điện Hoà Bình gửi Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh; Báo Hòa Bình. Công điện nêu rõ:

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, trong ngày 10/10/2017, trên lưu vực hồ Hòa Bình xảy ra mưa lớn (Kim Bôi 278mm, Chi Nê 286mm, Yên Thủy 183mm), lưu lượng về hồ tăng nhanh đạt mức 9.590m3 /s (lúc 13h00 ngày 10/10); mực nước hồ đã vượt cao trình mực nước dâng bình thường. Thực hiện quy trình vận hành liên hồ trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có Công điện số 74/CĐ-TW hồi 16h30 ngày 10/10/2017 lệnh hồ Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy vào hồi 7h00 ngày 11/10/2017. Tuy nhiên, do lưu lượng về hồ tiếp tục ở mức cao so với dự báo, để đảm bảo an toàn công trình, công trình thủy điện Hòa Bình đã phải chủ động liên tục mở 6 cửa xả đáy vào 19h00, 19h30 ngày 10/10/2017; 0h00, 3h00, 5h, 7h45 ngày 11/10/2017; hiện tại, mực nước thượng lưu ở cao trình +117,30m (trên MNDBT 0,3m), lưu lượng về hồ là 9.370m3 /s và tiếp tục gia tăng, hồ Hòa Bình sẽ phải tiếp tục mở thêm các cửa xả trong thời gian tới.

Thực hiện Công điện số 75/CĐ-TW hồi 4 giờ ngày 11/10/2017 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, về việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ Hòa Bình. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-TCTL-QLCT ngày 9/10/2017 của Tổng cục Thủy lợi về việc đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi và đề phòng ngập úng ở khu vực trung bộ. Để chủ động ứng phó, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất gây ra, hạn chế thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Giám đốc Công ty TNHH - MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:

UBND các huyện, thành phố bố trí lực lượng trực tại các ngầm, tràn, các vị trí có khả năng tiềm ẩn gây tai nạn trong mưa lũ, kiên quyết ngăn cấm người và phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, các sông, suối, ngầm và các tuyến đường có nguy cơ bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và các khu vực nguy hiểm khác; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sự cố gây chết người do lơ là trong công tác triển khai ứng phó với thiên tai tại địa phương.

Yêu cầu các trưởng đoàn được phân công phụ trách địa bàn các huyện, thành phố theo Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 trực tiếp xuống địa bàn để chỉ đạo triển khai ứng phó với mưa, lũ. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra chết người do lơ là trong công tác chỉ đạo triển khai ứng phó với thiên tai tại địa phương. Thường xuyên nắm bắt thông tin và báo cáo về UBND tỉnh và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình bố trí lực lượng thường trực 24/24h theo dõi vận hành các công trình hồ đúng quy trình, đặc biệt là các hồ đã đầy nước (hạ thấp mực nước trong hồ để bảo đảm an toàn cho công trình và giữ mực nước hồ không vượt quá giới hạn cho phép); Kiên quyết di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, có biện pháp cưỡng chế nếu người dân không chấp hành; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu không kiên quyết di dời dân để sảy ra sự cố chết người.

UBND các huyện, thành phố huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệcó mặt 24/24h tại các hồ có nguy cơ sảy ra sự cố, để kịp thời triển khai ứng cứu khi sự cố sảy ra.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh bố trí lực lượng, phương tiện chuẩn bị sẵn sàng để ứng cứu các sự cố và huy động lực lượng giúp người dân thu hoạch lúa và hoa màu khi cần thiết.

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tạm dừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.

UBND huyện Kỳ Sơn, UBND thành phố Hòa Bình:

- Bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang; các hoạt động SX-KD, khai thác cát, sỏi biết thông tin xả lũ hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản; kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Rà soát phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông để sẵn sàng triển khai ứng phó. Tổ chức tuần tra, canh gác, đặc biệt là các vị trí xung yếu hoặc đã bị sự cố trong các đợt mưa lớn và xả lũ thủy điện vừa qua để đảm bảo an toàn đê điều.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng thời lượng và tần suất đưa tin trên các phương tiện, nhất là hệ thống phát thanh tại các phường, xã về việc xả lũ các hồ chứa; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn, lực lượng dân quân tự vệ hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ và hỗ trợ người dân, các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do xả lũ hồ chứa gây ra.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền tin ở các thôn, bản thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của mưa lũ; tăng cường thời lượng phát sóng truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo số điện thoại: 02183.852.309.


                                                                        PV(TH)

 

 

 


 


Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục