(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo sơ kết năm 2017 đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017 – 2019”. Dự án được triển khai tại 07 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Hòa Bình.
Dự án trên được Bộ
NN&PTNT phê duyệt, nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi cá lồng bè
trên sông và hồ chứa tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án tập trung vào các
nội dung: xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo nhân rộng ngoài mô hình, thông
tin tuyên truyền và quản lý dự án. Việc triển khai dự án trong các năm 2017 –
2019 được kỳ vọng sẽ là những bước đi cần thiết góp phần đẩy mạnh nghề nuôi
trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa nói riêng tại
vùng miền núi phía Bắc, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thay
đổi cơ cấu sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân, tạo ra các sản phẩm có
giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Trong chương trình làm việc, các đại biểu đến khảo
sát, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè trên sông Đà tại xã
Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).
Thực hiện dự án trong năm
2017, các địa phương đã xây dựng được 07 mô hình trình diễn (mỗi tỉnh thực hiện
01 mô hình), gồm 02 mô hình nuôi cá tầm, 03 mô hình nuôi cá diêu hồng và 02 mô
hình nuôi cá lăng. Cùng với đó, đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho các học viên
tham gia mô hình và các hộ xung quanh với số lượng 210 học viên; tổ chức 07 lớp
đào tạo nhân rộng ngoài mô hình với 218 học viên. Tại hội nghị, các đại biểu đã
đánh giá khá cao kết quả thực hiện các mô hình trình diễn, từ đó kiến nghị
nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời
gian tới.
Được biết, từ năm 2013 đến
nay, các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đã mở ra một hướng phát
triển kinh tế bền vững cho một số tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hòa Bình.
Đến năm 2017, số lồng nuôi tại các tỉnh trong khu vực này đã tăng khoảng 18.761
lồng, trung bình mỗi lồng có thể tích từ 50 – 120 m3. Nhìn chung,
các mô hình đã tạo ra sản phẩm thủy sản sạch, an toàn phục vụ cho nhu cầu thị
trường trong nước và bước đầu hướng tới xuất khẩu.
Thu Trang
(HBĐT)-UBND tỉnh ban hành Công văn số 1578/UBND-KTN, ngày 12/9/2023 về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/9, khu vực Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
(HBĐT) - Kết thúc Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19" (gọi tắt là Chương trình 1 triệu sáng kiến), Công đoàn tỉnh Hòa Bình có số lượng sáng kiến xếp thứ 10/82 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam.
(HBĐT) - Bức xúc trước việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân ở khu 2, 3, 4, 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có dấu hiệu bất thường như có mùi tanh, vẩn đục... người dân đã nhiều lần gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng của địa phương và đơn vị cung cấp là Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch Cao Phong, thuộc Công ty CP nước sạch Hòa Bình (gọi tắt là Công ty nước sạch) nhưng tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/9, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15 - 30mm, có nơi trên 60mm: Thủ đô Hà Nội, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30 – 70 mm, có nơi trên 150 mm. Từ đêm 14/9, mưa lớn ở các khu vực này có xu hướng giảm dần.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ra Công điện về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini).