(HBĐT) - Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong thời gian từ năm 2016 - 2020. Là một trong các tỉnh được tham gia dự án, Hòa Bình đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Với đặc thù là dựa trên kết quả - tức là nguồn vốn sẽ được giải ngân dựa vào kết quả thực hiện, Chương trình thực sự là một thách thức đối với tỉnh ta trong bối cảnh khó khăn về huy động các nguồn lực tài chính.


Theo kế hoạch đã được UBND tỉnh ban hành, chương trình được triển khai trên địa bàn tỉnh với 3 hợp phần: Cấp nước nông thôn; vệ sinh nông thôn; nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình. Cụ thể: Thực hiện hợp phần cấp nước nông thôn, chương trình sẽ đầu tư mở rộng quy mô 2 công trình, xây dựng mới 3 công trình và nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 5 công trình cấp nước cho cộng đồng dân cư với tổng số 13.800 đấu nối; đầu tư xây mới 119 công trình, cải tạo 18 công trình cấp nước sạch và nhà vệ sinh cho các trường học. Thực hiện hợp phần Vệ sinh nông thôn, chương trình sẽ đầu tư xây dựng 85 công trình nước sạch và vệ sinh trạm y tế xã, 12.408 nhà tiêu hộ gia đình và lựa chọn 60 xã đạt vệ sinh toàn xã. Đồng thời, để duy trì hiệu quả của các hạng mục đã đầu tư, chương trình sẽ chú trọng triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn, kiểm tra, giám sát. Qua đó nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình cho cán bộ và người dân các địa bàn được hưởng lợi, hướng tới mục tiêu tổng quát là cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường tiếp cận bền vững NS&VSNT tại các tỉnh được triển khai. Dự kiến, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 – 2020 là 279.695 triệu đồng, trong đó, vốn WB 257.026 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương 22.669 triệu đồng.


Được sự đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án nước sạch nông thôn, nhiều năm qua, gia đình chị Sùng Y Múa, ở xóm Hang Kia 1, xã Hang Kia (Mai Châu) đã có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.

Để triển khai chương trình đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ đề ra, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan. Trong đó, giao Sở NN&PTNT là cơ quan điều phối, chịu trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch, phối hợp với các sở, ngành trong quản lý, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình. Sở NN&PTNT cũng được UBND tỉnh giao chủ trì quản lý, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tiểu hợp phần "Cấp nước cho cộng đồng dân cư” và một phần liên quan thuộc Hợp phần 3 về việc nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi sử dụng các công trình cấp nước cho cộng đồng dân cư được hưởng lợi. Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã triển khai ngay một số nội dung công việc, khẩn trương xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch hàng năm và kế hoạch tổng thể giai đoạn 2016 - 2020.

Thực hiện tiểu hợp phần "Cấp nước cho cộng đồng dân cư”, đến nay, Sở NN &PTNT đã mở thầu tư vấn được 2 công trình, lập hồ sơ mời thầu tư vấn và phê duyệt đề cương đầu tư 2 công trình. Các nội dung khác đang tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.

Về phía các đơn vị khác. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế đang tích cực chủ trì việc rà soát các xã triển khai chương trình Vệ sinh toàn xã năm 2017 và cả giai đoạn 2016 – 2020, qua đó phối hợp với tư vấn WB lựa chọn 17 xã triển khai ngay trong năm 2017.

Sở GD&ĐT đã triển khai lập dự án thành phần "Cấp nước và vệ sinh trường học, nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi giám sát, đánh giá chương trình”; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 14 công trình vệ sinh trường học của 2 huyện Lạc Thủy và Lạc Sơn. Đến thời điểm này, Sở GD&ĐT đã xây dựng xong kế hoạch kinh phí và các công trình cần cải tạo sửa chữa, xây mới và công tác truyền thông năm 2018. Tuy nhiên, theo Ban điều hành chương trình tại tỉnh: Trong năm đầu tiên thực hiện 2016, do chưa được bố trí vốn từ Trung ương nên chương trình chưa được triển khai. Vì vậy, kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2020 phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Mặt khác, theo cơ chế tài chính của chương trình quy định, chỉ tạm ứng 25% số vốn kế hoạch hàng năm, còn lại chương trình sẽ được giải ngân nguồn vốn dựa vào kết quả của các tỉnh thực hiện được. Chính vì vậy, việc bố trí nguồn kinh phí tạm ứng trước cho các ngành, đơn vị thực hiện theo kế hoạch đối với tỉnh rất khó khăn.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành chương trình tại Hòa Bình nhấn mạnh: Đây là chương trình khó, lần đầu tiên triển khai tại tỉnh ta với đặc thù là dựa trên kết quả. Chương trình sẽ được giải ngân nguồn vốn dựa vào kết quả các địa phương thực hiện được. Do đó, để triển khai tốt trong thời gian tới, đề nghị các đơn vị liên quan khắc phục khó khăn, chủ động cân đối nguồn lực để ưu tiên thực hiện chương trình theo kế hoạch từng năm đã được phê duyệt. Mặt khác, Ban điều hành cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét chỉ đạo cân đối các nguồn lực của chương trình, dự án khác để bổ sung hỗ trợ, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ và thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.


Thu Trang

Các tin khác


Cảnh báo mưa lớn diện rộng

(HBĐT) - Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ đang nâng trục dần lên phía Bắc, kết hợp với rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường yếu sau được tăng cường mạnh hơn nên từ sáng ngày 27 đến sáng ngày 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến từ 70 – 150 mm, có nơi lớn hơn.

Thời tiết ngày 26/9: Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở các vùng trong cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào 4 giờ ngày 26/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông trên đất liền các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 7 - 8. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Thời tiết ngày 25/9: Áp thấp nhiệt đới gây mưa to từ Quảng Bình đến Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 340 km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 240 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 -49 km/giờ), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15 km/ giờ.

Trung Quốc ra mắt điện thoại thông minh sử dụng kết hợp với xe điện

Nio Phone, giá bán từ 890-1.030 USD, có hơn 30 tính năng dành riêng cho ô-tô, có thể giúp lái xe điều khiển ô-tô tự lái đến điểm đỗ, cũng như mở cửa ô-tô ngay cả khi điện thoại đã tắt.

Hồi âm sau bài báo “Huyện Cao Phong: Hàng chục hộ dân bức xúc vì nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường”

(HBĐT) - Vừa qua, nhận được thông tin phản ánh của người dân các khu dân cư ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) về tình trạng nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường, phóng viên Báo Hòa Bình đã về địa phương tìm hiểu, nắm bắt sự việc. Ngày 14/9/2023, Báo Hòa Bình đăng tải bài phản ánh trên Báo Hòa Bình và Báo Hòa Bình điện tử (baohoabinh.com.vn).

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Nánh Nghê

(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra hiện trường khu vực sạt lở do ảnh hưởng của mưa lớn vào tháng 8/2023, tại khu tái định cư Bưa Cốc, xã Nánh Nghê (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục