(HBĐT) - Thiếu nước sản xuất- cụm từ này được nhắc đến ngày càng nhiều trong các diễn đàn bàn về phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một phần do thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, nhưng cũng cần nhìn nhận rõ: còn nhiều vướng mắc, bất cập trong quản lý và khai thác các công tình thủy lợi dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên nước.


Theo số liệu điều tra thực hiện dự án Rà soát, bổ sung quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 và định hướng đến 2030 được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 12/2016, toàn tỉnh có 1.859 công trình thủy lợi, trong đó có 1.690 công trình đã được kiên cố cấp nước cho sản xuất với; 4.506 hồ chứa; 1.084 bai, đập dâng; 80 trạm bơm điện; 169 công trình tiểu thủy nông. Số công trình thủy lợi này đảm bảo nước sản xuất ổn định cho 14.373 ha lúa và 4.831 ha màu vụ Đông Xuân; vụ Mùa đảm bảo nước cho 22.219 ha lúa và 3.763 ha cây trồng cạn. Đảm bảo nước tưới cho 1.985ha cây ăn quả, cây lâu năm . Tạo nguồn cấp nước cho 134 ha nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt.

Hệ thống mương thủy lợi xã Hạ Bì (Kim Bôi) được đầu tư nâng cấp đảm bảo tưới tiêu đáp ứng tiêu chí Nông thôn mới.

Để quản lý khai thác các công trình thủy lợi hiệu quả, tháng 1/2014, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 68/QĐ-UB, giao cho Công ty TTHH MTV khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Hòa Bình quản lý 312 công trình và hệ thống công trình với diện tích lúa 2 vụ là 14.481ha; màu 2 vụ là 1.585ha. Giữ nguyên công trình công ty đang quản lý và giao thêm 154 công trình mới. Cũng theo quyết định 68/QĐ-UB, 980 công trình và hệ thống công trình thủy lợi được giao cho UBND các huyện quản lý. Đơn vị tham mưu cho UBND các huyện, thành phố trong quản lý khai thác công trình thủy lợi là Phòng Nông nghiệp&PTNT các huyện và Phòng Kinh tế của thành phố.

Đánh giá về công tác quản lý, sử dụng nước cho sản xuất, phía Công ty TTHH MTV KTCTTL Hòa Bình cho rằng: Các công trình thủy lợi được giao cho công ty đã được quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Bởi, hiện tại công ty có 11 xí nghiệp ở 11 huyện, thành phố. Việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện theo kế hoạch thống nhất, nhưng do diện tích tưới manh mún nên việc kiểm tra, điều tiết nước phục vụ tưới còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Ở các huyện, đơn vị trực tiếp quản lý khai thác các công trình thủy lợi là UBND các xã có công trình. Thành phần tham gia quản lý khai thác là các tổ chức, cá nhân (các trưởng xóm). Mô hình quản lý này gắn liền được hưởng lợi từ công trình. Vì vậy, việc vận hành công trình kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện cho sản xuất. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực quản lý ở địa phương đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu và hầu hết chưa qua đào tạo nên việc vận hành, phân phối nước không theo quy trình khoa học. Mặc dù đã có sự phân cấp rõ ràng, nhưng gần đây đã phát sinh việc một số huyện, thành phố như: Lương Sơn, Đà Bắc, TP Hòa Bình ký hợp đồng với Công ty TTHH MTV KTCTTL Hòa Bình để thực hiện dẫn nước. Nguyên do là: mặc dù đã được UBND tỉnh phân cấp quản lý các công trình thủy lợi , tuy nhiên lại chưa có các tổ chức dùng nước đủ năng lực chuyên môn, cán bộ để quản lý, hoặc chưa đủ các điều kiện pháp lý để thành lập HTX hay các Tổ hợp tác dùng nước của các xã, thị trấn.

Theo đồng chí Quách Tự Hải, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh : Hiện, 2 hình thức quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh loại hình nào cũng bộ lộ nhiều hạn chế dẫn đến: hiệu quả quản lý thấp, bộ máy chưa tỉnh gọn, năng suất lao động thấp, công trình xuống cấp nhanh, sử dụng nước lãng phí. Việc cung cấp nước thiếu tính dịch vụ ( chủ yếu mang tính bao cấp) nên chưa khuyến khích được người dân và cộng đồng đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi. Bên cạnh đó, việc quản lý, khai thác còn mang tính độc quyền dẫn đến chưa phát huy hết hiệu qủa đồng vốn đã đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi.

Để quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, tránh lãng phí nguồn nước cho sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cần được quan tâm thực hiện đó là: Đầu tư đồng bộ các công trình thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, để các công trình cấp huyện quản lý được phân cấp đến tận HTX. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là về chính sách miễn, giảm thủy lợi phí. Vì hiện tại, đa số người dân các địa phương trong tỉnh không chịu nộp thủy lợi phí nội đồng, hoặc nộp không đúng theo quy định, coi công tác thủy lợi là trách nhiệm của Nhà nước. Thực tế, nguồn nước cho sản xuất không vô tận, cần có sự quan tâm sát sao từ các cấp, các ngành hữu quan để việc quản lý, khai thác nguồn nước được chặt chẽ, hiệu quả.

Thúy Hằng

Các tin khác


Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục