(HBĐT) - Mùa khô, nguồn nước cạn kiệt, cảnh xách xô đi xin nước đã trở nên phổ biến ở xã Hào Lý (Đà Bắc). Năm 2016, xã được đầu tư công trình nước sạch, đến cuối năm 2017, đường ống, đồng hồ nước đã được lắp đặt đến gần như tất cả các hộ dân trong xã. Thế nhưng, khi mùa "khát” đến thì nước vẫn chưa về…


Dù chưa bàn giao nhưng hiện nay, một số đoạn ống dẫn nước của công trình đã hư hỏng do thi công đường giao thông.

Hào Lý là xã thuộc khu vực 135, có 6 xóm với hơn 2.000 dân. Đây là xã thuộc vùng di dân lòng hồ sông Đà, về định cư từ năm 1985. Theo đồng chí Quách Công Khang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Nước sinh hoạt vốn là vấn đề nan giải của bà con. Những năm gần đây, vào mùa khô, nguồn nước ở các khe suối ngày càng cạn kiệt khiến đời sống, sinh hoạt của bà con gặp vô vàn khó khăn. Năm 2016, cùng với xã Tu Lý, Hào Lý được đầu tư xây dựng công trình nước sạch, nguồn nước lấy từ nguồn thuộc đồi Ba Chi (xã Tu Lý). Đến cuối năm 2017, công trình hoàn thành, trên 400 hộ dân đăng ký lấy nước của công trình. Tuy nhiên, đến nay, nước vẫn chưa về.

Khốn khổ vì nước…

Quả thật, nhiều KDC ở xã Hào Lý quá khốn khổ vì nước. Suốt từ trong Tết đến giờ, trung bình mỗi ngày 5 lần, ông Bùi Văn Son, xóm Hào Phú xách xô sang nhà hàng xóm xin nước. Gia đình ông Son có 4 người, mặc dù các công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh đã được xây dựng khang trang nhưng vì khan hiếm nước nên đều không sử dụng được. ông Son chia sẻ: "Quá vất vả, các buổi sáng, trưa, chiều tối đều phải xách xô đi xin nước. Nước chỉ để nấu cơm còn tắm rửa cũng phải đi nhờ. Nhiều năm nay rồi, vào mùa khô thiếu nước trầm trọng. Năm vừa rồi được đầu tư xây dựng công trình nước sạch, đường ống dẫn, đồng hồ nước lắp đặt đến tận nhà rồi mà chờ mãi chưa thấy họ cấp nước”.

Kế bên nhà ông Son, gia đình bà Đào Thị Hải cũng chung cảnh ngộ. "Đi làm về mệt mỏi, muốn có nước để nấu cơm, tắm giặt nhưng lại phải đi xin. Nói thật, xin người ta mãi cũng ngại lắm nhưng biết làm sao bây giờ”, bà Hải ngán ngẩm. Xóm Hào Phú có 120 hộ dân, trong đó khá ít hộ có đủ nước để sử dụng. ở gần nhà văn hóa xóm Hào Phú, gia đình bà Quách Thị Hương và ông Hà Huy Đan là hai hộ hiếm hoi có đủ nước để sử dụng. Suốt từ trong Tết đến giờ, hôm nào họ cũng có "khách” đến xin nước.  

"Gia đình đào giếng cách đây gần 100 mét, hàng ngày phải bơm liên tục để sử dụng cũng để san sẻ với những hộ không có nước. Dù vậy, gia đình vẫn đăng ký lấy nước từ công trình nước sạch vì ở xung quanh giếng, bà con phun thuốc BVTV nhiều nên lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Rất mong công trình sớm cấp nước ổn định để chúng tôi có nước sạch sử dụng”, bà Hương bày tỏ.

Chưa bàn giao, một số hạng mục công trình đã hư hỏng

Cùng anh Đinh Văn Thế, một trong hai người thuộc tổ vận hành công trình nước sạch xã Hào Lý, chúng tôi được mục sở thị một số hạng mục công trình nước sạch này. Theo đó, nắp che của một số hố ga được làm bằng bê tông hiện bị nứt nẻ, có nơi nắp che bật ra ngoài. ống dẫn nước ở một số khu dân cư bị hư hỏng, ví như ở xóm Mè, xã Tu Lý, nguyên nhân là do việc xây dựng đường bê tông đã khiến đường ống bằng nhựa ở đây bị vỡ. Theo anh Thế cho biết: ở Hào Lý và Tu Lý mỗi xã có một tổ vận hành, mỗi tổ 2 người và đã được tập huấn. Tuy nhiên, đến nay, do công trình vẫn chưa bàn giao, các thành viên trong tổ cũng chưa được hưởng chế độ gì nên trách nhiệm chỉ dừng ở mức là nắm tình hình chung. Ngoài vấn đề một số đoạn đường ống bằng nhựa hư hỏng, đến nay còn nhiều hộ dân dù đăng ký lắp đặt nhưng vẫn chưa có đồng hồ nước. Mặc dù công trình thiết kế để phục vụ cung cấp nước sạch cho bà con xã Hào Lý và Tu Lý nhưng một số hộ dân ở thị trấn Đà Bắc lại được lắp đặt công tơ nước từ công trình này. Đó có thể là nguyên nhân khiến nhiều hộ dân chưa được lắp công tơ nước, nhất là ở các xóm như Hào Phú, Suối Thương, Hào Tân của xã Hào Lý.

Nước sạch đã thiếu thốn nghiêm trọng như vậy, nguồn nước phục vụ sản suất nông nghiệp ở xã vùng III này cũng là vấn đề nan giải không kém. Đồng chí Quách Công Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý cho biết: Năm 2013, một công trình chứa nước liên hồ được xây dựng ở xã Tu Lý để cung cấp nước cho hai xã Hào Lý và Tu Lý. Tuy nhiên, đến nay, công trình này vẫn chưa đi vào hoạt động nên sản xuất của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Không có nước nên làm gì cũng khó, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế gặp nhiều trở ngại. Muốn trồng cây có múi hay gần đây nhất là cây Sachi, nghệ vàng đều cần phải có đủ nước tưới mới phát triển được. Chính quyền và người dân xã Hào Lý mong muốn được các cấp quan tâm, sớm đưa công trình nước sạch cũng như công trình thủy lợi vận hành để giải quyết vấn đề dân sinh, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Viết Đào

 


Các tin khác


Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục