(HBĐT) - Ngày 15/5, Sở TN&MT và Viên Tự động hóa và môi trường, Viện đô thị sinh thái và phát triển vùng LEIBNIZ- Đức đã phối hợp tổ chức " Hội thảo quốc tế tổng kết nhiệm vụ " Quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản tỉnh Hòa Bình- một đóng góp cho phát triển bền vững tại Việt Nam”.


Quang cảnh hội thảo.

 

Tới dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; Giáo sư, tiến sỹ Phạm Ngọc Hồ, Viên tự động hóa và môi trường; Giáo sư, tiến sỹ Bernhard Mueller, Viện đô thị sinh thái và phát triển vùng, Cộng hòa Liên bang Đức; đại diện các sở, ngành chức năng, chính quyền huyện Lương Sơn, các tổ chức, doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Qua 3 năm triển khai dự án MAREX " Quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản tỉnh Hòa Bình- một đóng góp cho phát triển bền vững tại Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Dự án có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, thực hiện tại các cơ sở khai thác đá trên địa bàn huyện Lương Sơn là công ty Quang Long ( khai thác đá bazan), công ty Hợp Tiến ( khai thác đá vôi) và Nhà máy xi măng Trung Sơn ( khai thác đá sản xuất xi măng) thực hiện mục tiêu ứng dụng kỹ thuật số để xây dựng phần mềm đánh giá chất lượng các thành phần môi trường bao gồm không khí, nước đất, phục vụ công tác quản lý hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường bền vững. Trong đề cương nhiệm vụ nghị định thư Việt- Đức đã được phê duyệt bởi Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục và nghiên cứu Đức bao gồm 4 nội dung chính ( 4 module) và huyện Lương Sơn được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu điển hình. Báo cáo trình bày phương pháp thiết kế phần mềm đánh giá chất lượng môi trường không khí đất; áp dụng để chiết suất các thông tin về chất lượng môi trường cho các mỏ đá đặc trưng của huyện Lương. Các thông tin được chiết suất này được truyền tải đến các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương một cách chính xác và nhanh gọn thông qua internet và website có thể truy cập bằng máy tính và điên thoại thông mình, phục vụ công tác quản lý, giám sát và cảnh bảo ô nhiễm môi trường. Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản. Đến nay, có 94 dự án được cấp phép khai thác khoáng sản, hiện có 70 dự án đang hoạt động, hoặc trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản mỏ, chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến, trong đó nêu lên thực tế việc khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, tính cần thiết của ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đánh giá cao hiệu quả phối hợp của các bên, tính thiết thực của hội thảo, cho rằng những kết quả của dự án MAREX sẽ giúp tỉnh thực hiện các giải pháp về cơ chế, chính sách thống nhất từ khâu quản lý quy hoạch, quản lý giám sát, đầu tư khoa học, ứng dụng công nghệ, chủ động hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững giữa khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Hòa Bình và Việt Nam.

 

L.C

Các tin khác


Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục