(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 769/UBND-NNTN vừa ban hành gửi Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thành phố.


Theo khuyến cáo, bà con nông dân cần khẩn trương vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch lúa xuân để hạn chế lúa chét, tiêu hủy nguồn ký chủ phụ của bệnh lùn sọc đen. 

Theo đó nhấn mạnh: Bệnh lùn sọc đen hại lúa là đối tượng sâu bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ cao sẽ bùng phát và gây thiệt hại nặng cho sản xuất vụ mùa sắp tới. Thống kê trong vụ mùa năm 2017 cho thấy, bệnh đã gây hại khoảng 983 ha lúa, trong đó gần 210 ha bị mất trắng, diện tích thiệt hại 30-70% là 207 ha. Chính vì vậy, trong vụ mùa năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện một số nội dung công việc để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh lùn sọc đen gây ra.

Cụ thể, yêu cầu Sở NN&PTNT tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến cách nhận biết và biện pháp phòng trừ; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đánh giá nguy cơ, mức độ gây hại của bệnh; đề xuất các giải pháp ngăn chặn, khống chế bệnh.

Đối với UBND các huyện, thành phố: Yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng ngừa bệnh và môi giới truyền bệnh; thông tin tuyên truyền đến tận cơ sở và người dân về các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu vụ, trong đó chú trọng các biện pháp xử lý hạt giống khi ngâm ủ và phòng trừ rầy lưng trắng ở giai đoạn mạ; hạn chế những giống lúa đã xác định dễ bị nhiễm bệnh, tăng cường sử dụng các giống kháng, giống chịu hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng. Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ các công tác cần thiết như điều tra phát hiện, duy trì hệ thống bẫy đèn, công tác thông tin tuyên truyền và tập huấn, hỗ trợ thuốc phòng trừ côn trùng môi giới và tiêu hủy nguồn bệnh./.


                                                                            Thu Trang 

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục