Sau khi đi vào khu vực phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa sáng 5/6, ATNĐ đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2018 đã và đang áp sát bờ biển nước ta.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hồi 13 giờ ngày 05/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 120km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF

Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 13 giờ ngày 06/6, vị trí tâm bão ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, ở phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa dông mạnh; gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 11; biển động rất mạnh. Vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông kèm lốc xoáy, gió giật mạnh.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 16,5 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108,0 đến 113,0 độ Kinh Đông.

Ảnh chụp mây vệ tinh cơn bão số 2. Ảnh: NCHMF

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5km. Đến 13 giờ ngày 07/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc, 110,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ vùng tâm bão.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 08/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc, 110,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc và suy yếu thêm./.

 

     Theo VOV.VN

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục