Hiện tượng tôm, cá nổi đầu lờ đờ trên mặt nước vào buổi sáng ở một số tuyến nhánh của sông Gành Hào trong những ngày qua là do nguồn nước bị ô nhiễm…


Chiều 2-7, kết quả phân tích mẫu nước từ cơ quan chuyên trách của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Cà Mau cho thấy, hầu hết các thông số môi trường đều vượt giới hạn quy chuẩn cho phép gấp ba lần. Đặc biệt, hàm lượng amoni vượt quy chuẩn đến 3,6 lần; nitrite vượt 2,3 lần; phốt pho trong nước khá cao, thể hiện môi trường nước mặt bị phụ dưỡng hóa, nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho các loại tảo phát triển, gây thiếu oxy trong nước. Đặc biệt, hàm lượng oxy hòa tan trên tuyến sông Gành Hào rất thấp. Đây có thể là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng cá nổi đầu lờ đờ vào lúc sáng sớm.

Theo ông Đỗ Quang Hưng, Chánh Thanh tra Sở TN-MT Cà Mau, kết quả thông số phân tích mẫu nước trên sông Gành Hào cho thấy, tình trạng ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng đến nuôi thủy sản. Đặc biệt, nồng độ ô nhiễm nguồn nước có dấu hiệu tăng dần từ ngã ba Hoà Trung (thuộc xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi) về TP Cà Mau (Cà Mau).


Dòng nước ở Kênh xáng Lương Thế Trân đen ngòm, nghi do xả thải lén lút của doanh nghiệp.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nhiều tuyến nhánh của sông Gành Hào, ông Hưng nhận định nguyên nhân là do: Nước thải sinh hoạt từ TP Cà Mau đổ về cộng hưởng với lượng nước thải từ Khu công nghiệp Hoà Trung gây nên. Vào đầu mùa mưa, lượng nước mưa lớn làm cuốn trôi các chất ô nhiễm trên bề mặt hệ thống cống rãnh, ao tù, sông rạch trên địa bàn TP Cà Mau ra sông Gành Hào, gây ô nhiễm nặng tuyến sông này. Do lưu lượng nước nhiều, kết hợp với thời điểm thủy triều xuống thấp, nhất là triều biển Đông, thông qua cửa sông Gành Hào, làm cho lượng nước bị ô nhiễm ra đến đây gặp thủy triều lên đẩy nguồn nước bị ô nhiễm ngược lại vào một số kênh rạch trên địa bàn xã Tân Trung và Tạ An khương (huyện Đầm Dơi), gây nên hiện tượng cá, tôm nổi đầu lờ đờ rồi chết.

Trước đó, từ ngày 23 đến 26-6, tại nhiều tuyến nhánh của sông Gành Hào và bảy Háp, như: Kênh Hai Nhường, Lung Vệ, Thầy Cai, Hội Đồng Ninh, Giáo Chử… (thuộc địa bàn các ấp Trung Cang, Thành Vọng, Tân Phú của xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi), nhân dân phát hiện hiện tượng tôm, cá dưới sông nổi đầu lờ đờ vào buổi sáng sớm. Một số thủy sản nỗi đầu sau đó bị chết. Người dân cho rằng, tình trạng trên là do các nhà máy chế biến thủy sản ở Khu công nghiệp (KCN) Hoà Trung (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, Cà Mau) xả thải gây ô nhiễm.

Trước phản ánh của người dân và chính quyền địa phương, Sở TN-MT tỉnh tiến hành lấy mẫu nước phân tích mức độ ô nhiễm, đồng thời kiến nghị UBND tỉnh: Sớm chỉ đạo UBND huyện Đầm Dơi phối hợp với các xã Tân Trung, Tạ An Khương tiếp tục theo dõi diễn biến môi trường nước trên các tuyến kênh rạch trên địa bàn, khuyến cáo người dân trong việc lấy nước nuôi thủy sản. Về lâu dài, Sở NN-PTNT khẩn trương lập kế hoạch nạo vét các tuyến sông trên địa bàn TP Cà Mau. UBND tỉnh sớm xem xét lập kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP Cà Mau.

Đối với hoạt động của các cơ sở tại KCN Hòa Trung, Sở TN-MT sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc xả thải của các nhà máy. Xử lý nghiêm các cơ sở xả thải không đúng quy chuẩn ra môi trường. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện cơ sở nào không đủ các điều kiện, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động.


Như Nhân Dân điện tử đã phản ánh, tình trạng tôm, cá nổi đầu, chết bất thường ở khu vực các tuyến kênh, rạch gần KCN Hòa Trung không phải xảy ra lần đầu tiên. Nông dân nuôi thủy nghi ngờ tình trạng ô nhiễm nguồn nước bắt nguồn từ việc xả thải lén lút của doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở KCN là có cơ sở. Bởi cho đến nay, KCN nên trên vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý thải tập trung. Việc xử lý nước thải công nghiệp phụ thuộc lớn vào ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trách nhiệm của doanh nghiệp về môi trường luôn đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng. Bởi qua kiểm tra của cơ quan chức năng Cà Mau về môi trường, phần lớn đơn vị bị kiểm tra ở KCN Hòa Trung đều vi phạm. Nhân dân nuôi thủy sản gần KCN Hòa Trung và khu vực tiếp giáp mong chờ các biện pháp cứng rắn, mạnh tay từ cơ quan chức năng để chấm dứt tình trạng nêu trên, để bà con vùng chuyên tôm yên tâm sản xuất.


Theo Nhandan

Các tin khác


Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục