(HBĐT) - "Rút kinh nghiệm từ mùa mưa lũ các năm trước, tính đến thời điểm này, xã Khoan Dụ đã hoàn thành công tác chuẩn bị phương tiện, nhân lực, vật lực và tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại đến mức thấp nhất”, đồng chí Đinh Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) chia sẻ.



Người dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) thực hành diễn tập phương án phòng, chống thiên tai, lũ bão, di chuyển tài sản và nhân dân đến nơi tránh trú an toàn.

Với đặc thù là địa bàn nằm trải dài ở khu vực hạ lưu sông Bôi, hàng năm, nước sông dâng cao, Khoan Dụ đều chịu ảnh hưởng, ngập lụt phần lớn diện tích đất sản xuất cũng như ảnh hưởng đến giao thương, đời sống người dân, nhất là ở những xóm ven sông như Liên Hồng 1, Liên Hồng 2. "Xác định năm 2018 tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, khó lường, ngay từ đầu năm, Đảng uỷ, UBND xã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai. Trong đó, ngoài tập trung nhân lực, vật lực, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền đến các xóm và người dân để kịp thời nắm bắt, tổ chức thực hiện nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra”, đồng chí Đinh Công Tiến cho biết thêm.

Cũng như Khoan Dụ, xã Yên Bồng là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động từ lũ sông Bôi khi nước sông dâng cao. Theo đồng chí Lê Thanh Thoả, Bí thư Đảng uỷ xã, khi nước sông Bôi dâng lên, toàn bộ các xóm ven sông như Đồng Bíp, Quyết Tiến, Tiền Phong... đều bị ngập, thậm chí có nhiều điểm ngập sâu từ 2 - 3m nước, gây nguy hiểm cho người dân. Trước thực trạng đó hàng năm, xã đều xây dựng kế hoạch và kiện toàn lực lượng phòng, chống thiên tai tại thôn xóm. Xã bố trí tại thôn xóm lực lượng cơ động gồm: dân quân, công an viên và thanh niên tại chỗ để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra cũng như giúp dân di dời đến nơi tránh trú an toàn.

Theo đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện Lạc Thuỷ: Đến nay, 100% xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành xây dựng phương án đảm bảo phương tiện, lực lượng, vật tư, hậu cần sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong mùa mưa bão năm 2018. Trong đó, huyện tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn xây dựng, triển khai phương án bảo vệ an toàn các hồ, đập, kè, cống xung yếu. Đồng thời đôn đốc các xã, thị trấn kiểm tra các điểm dân cư có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống, ngập úng kéo dài để xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân. Triển khai thực hiện kế hoạch toàn dân tham gia làm giao thông, thuỷ lợi nhằm phát hiện, xử lý ẩn hoạ tại các công trình; tổ chức nạo vét kênh mương nội đồng, phát dọn bờ đập, khơi thông dòng chảy, tràn xả lũ; sửa chữa, bảo dưỡng các trạm bơm.

Tính đến nay, toàn huyện đã huy động trên 47.000 ngày công tổ chức đào đắp, tu bổ, sửa chữa hàng chục km kênh mương thuỷ lợi; phát dọn 259.844 m2 mái đập, hệ thống kênh mương.

Theo đại tá Nguyễn Văn Sơn, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện, Phó trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện: Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện thường xuyên chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT &TKCN các xã, thị trấn chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mực nước sông Bôi khi có mưa ở thượng nguồn. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn bố trí lực lượng dân quân thường trực ở cơ sở để khi có tình huống có thể điều động kịp thời. Đặc biệt ở những nơi có công trình trọng điểm sẽ bố trí lực lượng thường trực bảo vệ trực tiếp 24/24 giờ khi có lũ bão xảy ra. Bên cạnh đó, cơ quan Quân sự huyện đã tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện tổ chức các cuộc diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã gắn với công tác phòng, chống thiên tai như trong diễn tập chiến đấu phòng thủ xã Cố Nghĩa năm 2017 và tới đây là diễn tập tại các xã: Lạc Long, Thanh Nông và thị trấn Thanh Hà. Qua diễn tập đã nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai từ cấp uỷ, chính quyền đến người dân.

                                                                                             Mạnh Hùng

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục