Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 17/7, sau khi đi vào phía Bắc Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 3 năm 2018 có tên quốc tế là Son-Tinh.


Vị trí và đường đi của bão số 3. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Hồi 7 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 250km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 35km. Đến 7 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay phía Tây Bắc đảo Hải Nam, cách bờ biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ vùng tâm bão. 

Do ảnh hưởng bão, khu vực Bắc Biển Đông, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có mưa dông mạnh; gió bão mạnh dần lên cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 18/7 có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6m. Biển động mạnh. 

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới, có gió mạnh cấp 6 trở lên từ vĩ tuyến 17,5 đến 21,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 107,0 độ Kinh Đông. 

Dự báo trong 24-48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25-30km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 19/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 104,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 trở lên khoảng 50km tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới. 

Dự báo trong 48-60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, suy yếu và tan dần. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.

Để chủ động phòng chống bão số 3, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố ven biển, các ngành tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão nhằm hướng dẫn tàu thuyền, chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. 

Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tổ chức theo dõi tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ tàu; sẵn sàng phương án ứng cứu khi xảy ra sự cố, đồng thời quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền để đảm bảo an toàn về người và tài sản của ngư dân. 

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình đê, đặc biệt là các cống dưới đê, trọng điểm xung yếu, tuyến đê đang thi công dở dang. Bên cạnh đó, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố. 

Các công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đã vận hành 15 trạm bơm tiêu, cống tiêu nước đệm cho vùng diện tích lúa mới cấy bị ngập ở các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Hà Trung… 

Ở khu vực miền núi, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương rà soát và chủ động di rời các hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm ven sông, suối, vùng thấp trũng, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. 

Tính đến 8 giờ ngày 17/7, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 7.453 tàu thuyền của ngư dân địa phương đã được ngành chức năng, chính quyền địa phương thông báo, hướng dẫn vào nơi tránh trú an toàn. 

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa: Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với vùng áp thấp, từ đêm 12/7 đến 13 giờ ngày 16/7, hầu hết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa vừa, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 100-196mm, một số nơi có lượng mưa lớn như thị trấn Lèn (huyện Hà Trung) 191mm, huyện Triệu Sơn 184mm, Tĩnh Gia 181mm./.

 

                      TheoVietnamplus

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục