(HBĐT) - Với phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy chủ động phòng, tránh là chính” công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) đang được huyện Lạc Sơn quan tâm chỉ đạo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.


Năm 2017, do ảnh hưởng mưa bão đã sạt lở suối Miều do tràn hồ Khả, xã Quý Hoà (Lạc Sơn) gây chia cắt giao thông từ trung tâm UBND xã đi xóm Thung. Hiện công trình kè suối Miều đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

 

Mùa mưa bão năm 2017, trên địa bàn xã Quý Hòa mưa lớn kéo dài gây lũ quét tại một số điểm ven suối làm thiệt hại một số diện tích lúa và hoa màu. Đặc biệt, hồ Khả đã chảy tràn, sạt lở tường đất bên tường cánh đường tràn gây xói lở, hư hỏng một số đoạn, ngầm suối Miều nước ngập dâng cao gây chia cắt giao thông... Năm 2017, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Lạc Sơn ước tính trên 300 tỷ đồng.

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Dự báo của các cơ quan chuyên môn cho thấy, tình hình thời tiết thay đổi bất thường, nguy cơ xảy ra thiên tai rất cao. Đặc biệt, đối với huyện Lạc Sơn trong mùa mưa bão thường xuyên xảy ra mưa lốc gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, công trình hạ tầng, chăn nuôi gia súc của nhân dân. Vì vậy, công tác PCTT & TKCN năm 2018 đã được huyện chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng ứng phó với hiện tượng cực đoan của thời tiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Qua rà soát, đến ngày 18/7, do mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện bị sạt lở 3 điểm trên tuyến đường Phúc Tuy - Phú Lương; 2 điểm trên đường Văn Sơn - Miền Đồi; 8 ha lúa mới cấy của xóm Chiềng, xóm Trâu, xã Phúc Tuy bị ngập; 17 ha lúa mới cấy bị cuốn trôi tại các xã: Quý Hoà, Tuân Đạo, Tân Lập, Nhân Nghĩa, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Liên Vũ, Yên Phú… Thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh trong công tác PCTT & TKCN, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện đã chủ động triển khai công tác phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ, lốc, sét gây ra. Đến nay, toàn huyện đã chuẩn bị được 630 rọ thép, 92 phao tròn cứu hộ; 630 áo phao cứu sinh, 500 bao tải dứa, 1 nhà bạt, quang sắt, sọt sắt, vồ gỗ, cuốc, xẻng...

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Trước mùa mưa bão, huyện đã tiến hành kiểm tra các công trình hồ chứa, các điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng, các tuyến giao thông xung yếu để có biện pháp xử lý khi cần thiết. Qua kiểm tra, yêu cầu các xã có công trình hồ chứa; các chủ xây dựng đang thi công các công trình hồ chứa lập phương án đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ theo quy định. Đôn đốc các nhà thầu xây dựng đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo hoàn thành một số hạng mục công trình vượt lũ. Kiểm tra các điểm dân cư có nguy cơ sạt lở, đôn đốc xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về kiến thức phòng, tránh thiên tai để người dân chủ động thực hiện. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo quyết liệt các địa phương, giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác PCTT & TKCN tại địa phương và lĩnh vực phụ trách.

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện Lạc Sơn đã ban hành kế hoạch PCTT& TKCN theo phương châm "bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương. Củng cố, kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN của huyện, các phòng, ban, các xã, thị trấn để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT. Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng cho các đơn vị chuyên trách, các địa phương để thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai...

"Hiện đang là cao điểm mùa mưa bão, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất có thể xảy ra ở bất kỳ. Vì vậy, chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương cần chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án, phương tiện, thiết bị, lực lượng cho công tác PCTT nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra”- đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn nhấn mạnh.

 

Đinh Thắng

 

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục