(HBĐT) -Theo thống kê của Phòng NN & PTNT huyện Cao Phong, trong đợt mưa lũ vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, cả huyện có 78 ha bị ngập, úng, trong đó, 48 ha cam bị ngập. Diện tích ngập, úng tập trung ở đội 6, đội Tây Phong và diện tích ven suối. Những điểm ngập này do nằm vùng lòng chảo không có đường thoát nước. Diện tích cam ngập nước đã xuất hiện hiện tượng vàng lá, rụng quả, ảnh hưởng đến năng suất cây.


Vườn cam của gia đình anh Lưu Văn Thi, xã Tây Phong (CaoPhong) bị ngập hơn 200 gốc, có nguy cơ mất trắng. 

Anh Bùi Văn Quyến ở khu 2, thị trấn Cao Phong cho biết: Nhà tôi nhận thầu khoán của Công ty TNHH MTV Cao Phong 6.000 m2. Do đất nằm trong lòng chảo nên thường xuyên bị ngập. Những năm trước, vào mùa mưa vườn nhà tôi bị ngập vài tiếng đồng hồ, cao điểm chỉ khoảng một ngày là nước rút. Tuy nhiên, từ năm ngoái và đợt mưa lớn kéo dài vừa qua thời gian nước nút chậm. Như đợt mưa tháng 10 năm ngoái, vườn cam nhà tôi có khoảng 3.000 m2 bị ngập 20 ngày. Sau khi nước rút thì cây bị vàng lá, rụng quả, năng suất sụt giảm nhiều, tôi phải chặt bỏ khoảng 1/4 số cây bị ngập. Vụ cam năm 2016, vườn của tôi thu được gần 50 tấn quả, năm 2017 chỉ được hơn 10 tấn. Đợt mưa vừa qua, vườn nhà tôi bị ngập gần một tháng nước mới rút. Đến giờ cây bị vàng lá, rụng quả nhiều. Bao nhiêu vốn liếng của gia đình đầu tư vào đây, giờ chỉ mong thu lại được vốn.

Anh Quyến cho biết thêm: Khu đất nhà tôi trũng hơn so với khu vực xung quanh nên nước nhiều nơi dồn về. Mỗi lần mưa to, mưa nhiều lại bị ngập. Cách thoát nước chỉ do tự ngấm xuống đất. Trước đây tôi đã đào mương thoát ra suối nhưng ở suối nước lại cao nên không được. Không chỉ có anh Quyến khu vực này còn 3 hộ nữa cũng trong tình trạng ngập với diện tích trên 1 ha.

Tại xóm Hải Phong, xã Bắc Phong do mưa nhiều, nước ở suối dâng cao nên ngập nhiều vườn cam. Anh Nguyễn Khắc Tiệp, một hộ trồng cam ở xóm cho biết: Cả gia đình tôi trông vào hơn 300 cây cam năm thứ 4. Ngoài vốn tự có, nhà phải đi vay vốn để trồng cam. Năm nay, cây bắt đầu cho thu hoạch. Trong mấy ngày mưa liên tục, nước suối to, tràn lên vườn, ngập ngang cây cam. Sau vài ngày nước rút thì cây có hiện tượng héo, quả rụng. ước tính rụng mất khoảng hơn một tấn quả. Quả rụng đã đành, tôi sợ nhất là một thời gian nữa cây sẽ chết, mất công trồng và chăm sóc 4 năm trời.

Anh Nguyễn Hoàng Khanh, ở đội 7, thị trấn Cao Phong cho biết: Khu vực vườn nhà tôi cũng bị trũng hơn so với các vườn khác. Mỗi lần có mưa thì nước dồn về, ứ đọng, lâu ngấm. Mùa mưa bão năm ngoái, vườn nhà tôi bị ngập khoảng 1.000 m2. Sau nửa tháng nước mới rút hết, quả rụng kín gốc. Tiếp đó một số cây có hiện tượng héo, rụng lá và chết. Dùng nhiều cách chữa trị cho cây bị ngập nhưng hiệu quả không cao. Năm nay, vườn nhà tôi cũng bị ngập hơn 10 ngày nước mới rút. Cây đã có hiện tượng héo lá, quả bị thối.

ông Bùi Văn Đồng, Phó trưởng Phòng NN &PTNT huyện Cao Phong cho biết: Dự báo thời tiết trong thời gian tới tiếp tục có mưa to kéo dài nên những diện tích thường xuyên bị ngập cần triển khai các biện pháp phòng tránh ngập úng. Bà con cần khơi thông dòng chảy, dùng bơm để thoát nước. Đối với diện tích bị ngập úng lâu ngày, bà con cần cắt bỏ quả có hiện tượng vàng, thối để cứu cây, dọn vườn sạch sẽ, chôn bỏ cam rụng, dựng lại cây đã bị đổ để cây phục hồi. Dùng các biện pháp cứu bộ rễ như: Bổ sung dinh dưỡng cho cây qua lá bằng phun phân bón lá, bổ sung những vi sinh vật có lợi cho cây bằng hình thức tưới chicodecmar, ketomium hoặc myconyva. Với những diện tích thường xuyên bị ngập khó thoát nước thì có thể chuyển đổi cây trồng phù hợp.

                                                                  Việt Lâm


Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục