(HBĐT) -Hòa Bình là tỉnh miền núi, địa hình nhiều nơi không thuận lợi để xây dựng nhà ở kiên cố cao tầng, đặc biệt là những vùng có địa chất yếu. Thực tế vài năm qua, nhiều hộ gia đình đã thiệt hại nặng nề khi xây nhà nhiều tầng tại những khu vực nền đất yếu, độ dốc cao.


Ngôi nhà 2 tầng của gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, xóm Vôi, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) bị đổ nghiêng trong đợt mưa kéo dài cuối tháng 7/2018.

Đợt mưa kéo dài nhiều ngày trong tháng 7 vừa qua khiến gia đình anh Nguyễn Văn Bì, chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Vôi, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) bị mất nhà.

Theo lời kể của chị Nguyễn Thị Hoa, trong đợt mưa từ ngày 19 - 21/7, toàn bộ căn nhà 2 tầng của gia đình chị bị nghiêng, đổ xuống hồ Hòa Bình. Phần trước sân hàng trăm m2 cũng bị sạt lở trôi thẳng xuống nước hồ mênh mông. Trong cơn hoảng loạn, vợ chồng chị chỉ kịp vơ vội chút tài sản và dắt chiếc xe máy sang nhà hàng xóm ở cách đó vài chục mét.

Chị Nguyễn Thị Hoa cho hay, sau bao năm chắt bóp, ngôi nhà được hai vợ chồng xây năm 2010, khánh thành đưa vào sử dụng từ năm 2011 với tổng chi phí lên đến trên 1 tỷ đồng. Do địa thế nhà được xây khá gần với hồ Hoà Bình, cộng với tải trọng ngôi nhà 2 tầng quá lớn, khi gặp mưa to kéo dài dẫn đến sạt trượt toàn bộ khu vực. Đến giờ gia đình chị gần như trắng tay.

Không riêng gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, do ảnh hưởng mưa bão ngày càng khắc nghiệt, nhiều hộ có nhà xây kiên cố tại những vị trí địa chất không đảm bảo cũng đang có nguy cơ trượt sạt cao.

Mới đây, gần chục hộ có nhà xây kiên cố sát bờ sông Đà, trên trục đường tỉnh 445 thuộc địa bàn huyện Kỳ Sơn cũng có dấu hiệu lún sụt phải di dời khẩn cấp.

Trước đó vài ngày, 35 ngôi nhà ở tổ 25, 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cũng phải di dời do xây dựng sát mép sông, khi địa chất thay đổi dẫn đến sập nhà. Nhiều người cho rằng, nếu ở vị trí bờ sông, suối, người dân xây dựng nhà bằng vật liệu gỗ thì mức độ tổn thất sẽ giảm đáng kể do có thể tháo dỡ, vận chuyển đến nơi mới.

Thực tế tại huyện Đà Bắc, vào tháng 10/2017, mưa lớn kéo dài vài ngày đã làm hàng trăm hộ bị sập nhà do đất sụt lún nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều nhà được làm bằng gỗ mặc dù thiệt hại nhưng vẫn có thể di dời ngôi nhà đến nơi ở mới được Nhà nước cấp đất theo diện tái định cư.

Còn nhớ, ngay sau mưa lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân huyện Đà Bắc năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trực tiếp thị sát tình hình, đồng thời tham vấn các chuyên gia đầu ngành về địa chất và thống nhất cho rằng, đối với huyện Đà Bắc và một số địa phương khác trong tỉnh có nền đất nhiều khu vực khá yếu, nhất là những khu vực đồi núi cao. Do đó, việc xây nhà cao tầng tại những khu vực này rõ ràng gặp rất nhiều rủi ro.

Bộ trưởng đề nghị các chuyên gia địa chất phối hợp với các cơ quan liên quan và các nhà khoa học tổ chức đoàn công tác kiểm tra thực tế, phối hợp với địa phương nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở đất tại khu vực trên đến khu dân cư và công trình lân cận trong khu vực, chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp, bảo đảm người dân có sinh kế bền vững, lâu dài.

Còn theo một số chuyên gia, đối với khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, nhất là những khu vực giáp sông, suối, nơi độ dốc cao, cạnh đó có nhiều dòng nước chảy qua mỗi khi mưa lớn, người dân cần cẩn trọng với việc xây dựng nhà ở cao tầng. Bởi độ rủi ro về địa chất gây sạt lở mỗi khi mưa lớn kéo dài là tương đối cao do hầu như không có công trình kè đảm bảo an toàn cho khu vực cũng như khi thi công nhà không đủ đảm bảo an toàn về thiết kế móng...

                                                              Hồng Trung



Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục