(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Tân Lạc đã ban hành nhiều Nghị quyết kèm theo các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng thời vận động cộng đồng doanh nghiệp chung tay ủng hộ kinh phí, vật liệu xây dựng, huy động sức đóng góp của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng.


Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Thanh Hối (Tân Lạc) cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hoá của nhân dân.

Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, bộ mặt nông thôn cũng như đời sống KT-XH của người dân ở các vùng đã khởi sắc. Đến nay, toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn NTM là Địch Giáo, Phong Phú, Tử Nê, Mãn Đức; 6 xã đạt từ 10 -14 tiêu chí; 13 xã đạt từ 7-9 tiêu chí. Năm 2018 xã Thanh Hối phấn đấu về đích NTM.
 
Thực hiện phong trào huyện "Huyện Tân Lạc chung sức xây dựng NTM”, UBND huyện đã giao Ban chỉ đạo, các phòng chuyên môn phối họp với các ban, ngành, đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM bằng các việc làm cụ thể như Hội Phụ nữ với mô hình "5 không, 3 sạch”, đường phụ nữ tự quản; Hội Cựu chiến binh với mô hình hàng rào xanh; Đoàn thanh niên với phong trào ngày thứ bảy tình nguyện; Hội Nông dân với phong trào phát triển kinh tế gắn với thị trường. Các xã về đích xây dựng đường trồng cây xanh, hoa... thu hút được đông đảo người dân tại các xã hưởng ứng thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã huy động 21.730 ngày công đào đắp 20.700 m3 đất, đá để tu sửa các tuyến đường và kênh mương; phát quang 103.000 m2 bờ mương, mái đập. Đồng thời hỗ trợ và triển khai gần 3 km đường ngõ trồng hoa, cây xanh tại các xã: Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức...
 
Đến nay, hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp, hệ thống đường giao thông được cứng hóa, nhựa hóa, rải cấp phối 549 km. Gần 130 km kênh mương được cứng hoá phục vụ sản xuất. Hệ thống đường dây điện thường xuyên được kiểm tra, thay thế, đảm bảo an toàn cho người dân với 100% hộ được dùng điện... Để nâng cao đời sống người dân, những năm qua, huyện đã triển khai các đề án hỗ trợ phát triển sản xuất như: tái cơ cấu ngành trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, trồng rau an toàn, nhân rộng mô hình trồng mía từ nguồn giống nuôi cấy mô, trồng bưởi đỏ và một số loại cây có múi, trồng cây dược liệu... nuôi cá lồng trên khu vực lòng hồ sông Đà theo hướng liên kết chuỗi gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 
Năm 2018, huyện tiếp tục triển khai hỗ trợ 2 mô hình liên kết chuỗi, gồm chuỗi liên kết tiêu thụ bưởi đỏ và chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn với tổng kinh phí từ nguồn NTM 1.200 triệu đồng, hỗ trợ 10 mô hình với kinh phí 990,824 triệu đồng. Từ đó góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người đến tháng 6/2018 ước đạt 38,4 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 22,3%.
 
Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Huyện tập trung chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí đối với xã đăng ký về đích năm 2018 và các xã dưới 8 tiêu chí phấn đấu đạt ít nhất 2 tiêu chí. Trước mắt, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, cách làm cho từng cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; tiếp tục rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tiễn; tập trung nguồn lực, huy động xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…
 
Về lâu dài, huyện quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, trong đó, người dân vùng nông thôn là chủ thể làm nên các sản phẩm nông nghiệp và trực tiếp được hưởng thụ từ nguồn lợi ích hữu hiệu này. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để nâng cao thu nhập cho nông dân. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp về nông thôn, tham gia xây dựng NTM. 

                        Hải Linh

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục