(HBĐT) - Ngày 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện khẩn số 18/CĐ - UBND yêu cầu cấp bách triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 5. Nội dung công điện nêu rõ:


Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của siêu bão MANGKHUT và bão số 5 trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.

Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia:  Hi 10 giờ ngày 12/9, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 114,9 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 470 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm bão. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7,vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11; biển động mạnh. Sáng ngày 12/9, siêu bão MANGKHUT trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương duy trì sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ). Siêu bão MANGKHUT sẽ di chuyển hướng về khu vực Bắc Biển Đông trong khoảng 03 ngày tới.

Thực hiện Công điện số 50/CĐ-TW hồi 10h 30’ ngày 11/9 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 5; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ đầu tư các công trình đang thi công xây dựng, Đài PT&TH tỉnh, Báo Hòa Bình, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi HB, triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến củabão trên các phương tiện thông tin; kiểm tra rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn, đặc biệt khu vực đã sảy ra sạt lở năm 2017 và đợt mưa lũ vừa qua, các khu dân cư tái định cư do thiên tai; thông báo đến các cấp chính quyền xã, phường, thị trấn và người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, chủ các phương tiện giao thông thủy, chủ đầu tư các công trình đang thi công đặc biệt là những công trình trên sông, suối và chủ các hồ chứa nước, hầm, lò khai thác khoáng sản biết diễn biến mưa lũ để chủ động các biện pháp phòng, tránh.

Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức, tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, phương tiên theo quy định;chuẩn bị phương án tiêu nước đệm, chống ngập úng khu vực đô thị và sản xuất nông nghiệp; rà soát triển khai hiệu quả phương án ứng phó theo "phương châm 4 tại chỗ”.

Riêng các khu vực hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình thuộc thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn, hiện nay hồ Hòa Bình đã tiến hành xả 1 cửa xả đáy, yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn và thành phố Hòa bình theo dõi diễn biến lượng mưa, xả lũ hồ Hòa Bình đặc biệt tại các vị trí đã xảy ra sạt trượt tại khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến; Km3 đường tỉnh 445 khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn và các vị trí nguy cơ sạt trượt, công trình đang thi công để chủ động phòng tránh, cảnh báo đến người dân; Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, cùng người dân có nhà bè, lồng nuôi trồng thủy sản trên sông kiểm tra việc neo động chằng trống đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung tại Công văn số 789/UBND-NNTN ngày 31/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đảm bảo an toàn tuyệt đối các khu vực xảy ra sạt lở đất, lũ ống lũ quét, các dự án khẩn cấp di dân tái định cư; dự án khẩn cấp xử lý khối sạt trượt khu vực phía đông đồi Ông Tượng; tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát; tổ 4 phường Thái Bình thuộc thành phố Hòa Bình.

Tăng cường chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn triển khai việc cắm biển cảnh báo, tuần tra, canh gác, cảnh báo cho người dân tại các điểm xung yếu, bến, ngầm tràn giao thông, các đoạn đường bị ngập sâu, nước chảy xiết khi có lũ; kiên quyết không cho các phương tiện, nhất là các xe chở khách đi qua các đoạn đường không đảm bảo an toàn.

Triển khai phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, điều tiết hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; kiểm soát chặt chẽ việc xả lũ của các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn hồ, đồng thời chuẩn bị phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở hạ du các công trình, đặc biệt là các công trình hồ đang thi công, hồ đã gặp sự cố trong đợt mưa lũ vừa qua như hồ Ban, xã Mãn Đức huyện Tân Lạc, hồ Nà Rồng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc.

UBND các huyện, thành phố ra soát và triển khai ngay phương án sơ tán dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản tại các khu vực sảy ra sạt lở đất.

Các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh được phân công phụ trách các địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với mưa, bão; trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục khi có thiên tai xảy ra.

9. Đài PT&TH tỉnh, Báo Hòa Bình, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền tin ở các thôn, xóm thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão; tăng cường thời lượng phát sóng truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết; thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo số điện thoại: 02183.852.309.


                                                                      PV(TH)

 

 


Các tin khác


Cảnh báo mưa lớn diện rộng

(HBĐT) - Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ đang nâng trục dần lên phía Bắc, kết hợp với rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường yếu sau được tăng cường mạnh hơn nên từ sáng ngày 27 đến sáng ngày 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến từ 70 – 150 mm, có nơi lớn hơn.

Thời tiết ngày 26/9: Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở các vùng trong cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào 4 giờ ngày 26/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông trên đất liền các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 7 - 8. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Thời tiết ngày 25/9: Áp thấp nhiệt đới gây mưa to từ Quảng Bình đến Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 340 km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 240 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 -49 km/giờ), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15 km/ giờ.

Trung Quốc ra mắt điện thoại thông minh sử dụng kết hợp với xe điện

Nio Phone, giá bán từ 890-1.030 USD, có hơn 30 tính năng dành riêng cho ô-tô, có thể giúp lái xe điều khiển ô-tô tự lái đến điểm đỗ, cũng như mở cửa ô-tô ngay cả khi điện thoại đã tắt.

Hồi âm sau bài báo “Huyện Cao Phong: Hàng chục hộ dân bức xúc vì nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường”

(HBĐT) - Vừa qua, nhận được thông tin phản ánh của người dân các khu dân cư ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) về tình trạng nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường, phóng viên Báo Hòa Bình đã về địa phương tìm hiểu, nắm bắt sự việc. Ngày 14/9/2023, Báo Hòa Bình đăng tải bài phản ánh trên Báo Hòa Bình và Báo Hòa Bình điện tử (baohoabinh.com.vn).

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Nánh Nghê

(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra hiện trường khu vực sạt lở do ảnh hưởng của mưa lớn vào tháng 8/2023, tại khu tái định cư Bưa Cốc, xã Nánh Nghê (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục