(HBĐT) - Tích trữ và bảo quản tốt rơm, rạ, củng cố chuồng trại, chủ động tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là những khuyến cáo của ngành NN & PTNT đối với các hộ chăn nuôi khi mùa đông đến. 


Hộ chăn nuôi xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) chuẩn bị cây rơm sau thu hoạch vụ mùa làm thức ăn dự trữ cho  vật nuôi.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, diễn biến thời tiết khắc nghiệt của mùa đông năm nay sẽ đến sớm hơn mọi năm, nhiều khả năng sang những tuần đầu của tháng 12 xuất hiện rét đậm, rét hại kéo dài làm tăng thêm nguy cơ thiếu nguồn thức ăn xanh, thô. Chính vì vậy, việc triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc sớm và chủ động hơn là yêu cầu đặt ra cấp thiết. Tại chuồng chăn nuôi của gia đình anh Bùi Văn Chương ở xã Bình Chân (Lạc Sơn) hiện duy trì nuôi hơn 10 con trâu, bò, bê, nghé. Để chuẩn bị nguồn thức ăn cho gia súc vụ này, anh Chương có 8.000 m2 cỏ voi, 1.000 m2 mía, chưa kể toàn bộ số rơm, rạ sau thu hoạch lúa được anh thu gom, đánh thành các cây rơm. Anh cho biết: Để trâu, bò không bị đói thì thức ăn tích trữ như vậy vẫn chưa thể yên tâm, bởi mỗi ngày chúng ngốn lượng thức ăn khá lớn. Một mặt tôi hỏi xin hoặc mua thêm rơm của các hộ không chăn nuôi, một mặt tôi cuốc lật đất bãi trồng thêm 500 m2 ngô dày. Tranh thủ lúc đi làm, hễ thấy vườn mía nào chặt, tôi trao đổi với chủ vườn đề nghị mua mía cỏ, lá, ngọn làm thức ăn cho gia súc.

Chương trình tiêm phòng vụ thu - đông cho đàn gia súc vừa mới triển khai quy mô toàn tỉnh nhưng trong tháng 10, TP Hòa Bình đã tiến hành tiêm phòng vắc xin sớm cho đàn trâu, bò gần 3.000 con. Đồng chí Lê Văn Phong, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố cho biết: Nhận thức về công tác chăn nuôi của nông dân các xã trên địa bàn rất tốt, điển hình như các xã: Yên Mông, Dân Chủ, Thống Nhất nên ngay khi bước vào vụ tiêm phòng, các hộ chủ động tiêm sớm khi thông báo có vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng. Bên cạnh đó, đa số các hộ che chắn, làm chuồng trại kiên cố, giữ vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi để quản lý và bảo vệ đàn gia súc, trên 80% hộ chăn nuôi chuẩn bị cây rơm sau vụ gặt làm thức ăn cho trâu, bò.

Toàn tỉnh hiện có gần 204.900 con trâu, bò, trên 449.000 con lợn, 6,8 triệu con gia cầm. Ngoài TP Hòa Bình, một số địa phương cũng triển khai đợt tiêm vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu, bò như các huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Kim Bôi. Đợt tiêm phòng kéo dài đến hết tháng 12/2018. Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Kế hoạch, phương án phòng - chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi đang được các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp, vận động loại thải bớt những con trâu, bò già yếu, đưa trâu, bò thả rông trong rừng về nuôi nhốt tại nhà để quản lý, chăm sóc. Lưu ý để ngăn chặn, hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại đối với đàn gia súc, gia cầm, nhất là gia súc ở vụ thu đông 2018 - 2019 cần đảm bảo về nguồn thức ăn cho gia súc và quan tâm chăm sóc, bảo vệ, tuân thủ các biện pháp phòng - trừ dịch bệnh tổng hợp, chú trọng biện pháp tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc. Đối tượng tiêm gồm trâu, bò, lợn, dê, chó và gia cầm, trong đó chú ý tiêm phòng vắc xin ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng và tụ huyết trùng trâu, bò, tụ huyết trùng, tả, tai xanh, tụ dấu, phó thương hàn lợn, vắc xin cúm, tụ huyết trùng, niucatxơn ở gà, vịt. Để hiệu quả tiêm phòng đạt cao nhất phải tiêm toàn bộ gia súc, gia cầm nuôi trong nhân dân, tỷ lệ tiêm yêu cầu đạt 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm và 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắc xin.


                                                                      Bùi Minh


Các tin khác


Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Huyện Lạc Thủy thực hiện đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, cung cấp số liệu, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và người dân.

Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục