(HBĐT) - Ngày 19/12, Đoàn công tác sở NN & PTNT tiếp tục kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi và phòng - chống dịch bệnh, đói rét trên đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương.


Tại huyện Yên Thủy: Năm 2018, tình hình chăn nuôi trên địa bàn ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Giá trị sản xuất tiểu ngành chăn nuôi theo giá hiện hành ước đạt gần 430 tỷ đồng, tăng 4,97% so với cùng kỳ, tăng 0,18% so với kế hoạch. Đối với công tác phòng - chống đói rét vụ Đông Xuân 2018 - 2019 đã tăng cường tuyên truyền, vận động 85% hộ chăn nuôi xây dựng chuồng nuôi gia súc kiên cố và bán kiên cố, đẩy mạnh việc che chắn chuồng trại. Ở nhiều địa phương chăn nuôi phát triển, nông hộ đã trồng ngô dày, cỏ voi, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để đảm bảo thức ăn dự trữ cho đàn gia súc.


Kiểm tra hộ chăn nuôi xóm Lương Mỹ, xã Lạc Lương (Yên Thủy) chuẩn bị thức ăn dự trữ cho trâu, bò.

Đoàn kiểm tra đã nắm bắt thực tế công tác chủ động chống rét và dự trữ thức ăn cho gia súc tại xã Lạc Lương. Đề nghị phòng NN & PTNT huyện sớm tham mưu với UBND huyện trong việc xây dựng và ban hành kế hoạch công tác chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh năm 2019; đôn đốc các xã, thị trấn về thực hiện các biện pháp phòng - chống đói rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

 

* Tại huyện Lạc Sơn: Chiều cùng ngày, đoàn đã kiểm tra công tác phòng - chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại huyện Lạc Sơn.

Rút kinh nghiệm từ các năm trước, nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất do tác động xấu của thời tiết, UBND huyện đã sớm ban hành văn bản triển khai, vận động nhân dân sửa chữa, làm mới chuồng trại chăn nuôi, tận dụng đất chưa sử dụng để trồng cỏ, thu gom rơm rạ sau thu hoạch dự trữ. Toàn huyện có 44.500 con trâu, bò, gần 89.000 con lợn, 926.000 con gia cầm. Đến nay, đã chuẩn bị trong dân 66,5 ha cỏ và trên 1.500 cây rơm, nhà rơm. Công tác tiêm phòng được hộ chăn nuôi chú trọng, tỷ lệ các mũi tiêm phòng LMLM, THT luôn đạt và vượt 100% kế hoạch giao.


Đoàn kiểm tra việc chăm sóc, quản lý gia súc tại chuồng trại xã Chí Đạo (Lạc Sơn).

Qua kiểm tra thực tế tại xã Định Cư và Chí Đạo, đoàn kiểm tra lưu ý đối với địa bàn vùng núi cao cần nâng cao nhận thức hộ chăn nuôi không lơ là, chủ quan thả rông trâu bò dẫn đến khó cho kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, quan tâm phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung để tạo vùng hàng hoá lớn.

 

Bùi Minh


Các tin khác


Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục