Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bắc Cực đang trải qua nhiệt độ nóng nhất trong 115 nghìn năm qua.


Bắc Cực đang ở thời kỳ nóng nhất trong 115 nghìn năm qua

Các dòng sông băng và mũ băng ở đảo Baffin ở Bắc Cực Canada đã bị biến đổi mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua (Ảnh: Gifford Miller, University of Colorado Boulder/INSTAAR)

Bài nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học Nature Communication có tựa đề "Sông băng Bắc Cực Canada tan nhanh tiết lộ cảnh quan băng bao phủ trong hơn 40 nghìn năm”, đã chỉ ra rằng mùa hè ở Bắc cực Canada chưa từng chứng kiến nhiệt độ như vậy ít nhất trong 115 nghìn năm.

Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã nghiên cứu những bất thường địa lý và băng cổ ở khu vực Đảo Baffin Canada, đặc biệt trên những cao nguyên phủ băng và các khe hẹp sâu.

Các mũ băng, không giống như sông băng, không di chuyển, và vật chất trên mặt đất được giữ nguyên khi mũ băng không bị biến mất.

Trong nhiều năm, băng bao phủ các cao nguyên và các bức tường ở đảo Baffin. Vào một vài mùa hè, mũ băng sẽ bị tan chảy, nhưng nhìn chung nhiệt độ thấp và tuyết luôn giữ mọi thứ ở trạng thái ổn định.

Song hiện nay, biến đổi khí hậu đang phá vỡ trạng thái ổn định, khiến Bắc cực bị nóng lên với tốc độ gấp hai lần so với phần còn lại của thế giới. Điều này dẫn tới những mùa hè băng tan nhiều hơn, làm lộ ra các mảng rêu và địa y ở rìa của các tảng băng.

Các mảng rêu cổ thu thập được từ rìa của mũ băng bị tan chảy ở đảo Baffin (ảnh: Gifford Miller, University of Colorado Boulder/INSTAAR)

Tác giả chính của bản báo cáo, nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Bắc cực và dãy Alpine thuộc Đại học Colorado, Simon Pendleton cùng các cộng sự sau khi nghiên cứu từ nhiều nguồn, trong đó có các kích thước băng từ khu vực gần Greenland, đã phát hiện ra rằng mùa hè của Bắc cực hiện nay nóng hơn bất kỳ thời gian nào trong khoảng thời gian từ 115 nghìn đến 120 nghìn năm qua.

"Mức nóng trong thế kỷ trước của chúng ta lớn hơn rất nhiều trong vài thế kỷ trong khoảng thời gian 120 nghìn năm qua”, nhà nghiên cứu Pendleton nói.

Các nhà khoa học đã thu thập các mẫu vật và tiến hành đo phóng xạ các-bon, họ phát hiện ra rằng các mảng rêu có niên đại ít nhất 40 nghìn năm, được biết tới là kỷ sông băng ở bắc bán cầu.

Khi các mũ băng tan ra nhiều hơn, các nhà khoa học có thể khám phá ra nhiều cảnh quan cổ xưa hơn. Bằng các phép đo đạc, họ có thể dự đoán Bắc cực sẽ có hình dạng thế nào khi biến đổi khí hậu tiếp tục định hình lại khu vực này.

Băng tan chảy nhiều vào mùa hè tạo ra các dòng sông băng chảy mạnh ở Greenland (ảnh: Woods Hole Oceanographic Institution)

Nhà khoa học Pendleton nói rằng thậm chí không cần sử dụng phép đo phóng xạ các-bon cũng có thể thấy rõ đảo Baffin đang biến đổi sang một giai đoạn mới. Mỗi năm, sự biến đổi lại rõ ràng hơn dù chỉ quan sát bằng mắt thường.

"Nhìn thấy chúng, đi bộ trên các mũ băng và hiểu rằng chúng ta đang ở trong thời điểm phát lộ ra những cảnh quan chưa hề được ánh sáng chiếu tới trong 120 nghìn năm”, ông Pendleton nói.

Tuần hành kêu gọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu

Hôm qua, ít nhất 70 nghìn người bất chấp thời tiết mưa và giá lạnh đã xuống đường tuần hành ở thủ đô Brussels, Bỉ để yêu cầu chính phủ và Liên hiệp châu Âu (EU) tăng cường các nỗ lực chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu lần thứ tư trong vòng hai tháng thu hút ít nhất 10 nghìn người tham dự.

Cuộc tuần hành hôm chủ nhật kêu gọi chống biến đổi khí hậu là cuộc tuần hành lớn nhất ở Bỉ từ trước đến nay. Từ thứ Năm, khoảng 35 nghìn sinh viên trên toàn nước Bỉ đã nghỉ học để xuống đường bày tỏ các yêu cầu cần có hành động cấp bách để ngăn chặn trái đất nóng lên.

Bấp chấp giá lạnh, hơn 70 nghìn người xuống đường ở thủ đô Brussels tuần hành kêu gọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu (ảnh: AP)

Cuộc tuần hành của hơn 70 nghìn người đã dừng lại ở trụ sở của Liên hiệp châu Âu. Cộng đồng 28 quốc gia hiện đang đi tiên phong trong các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Các hoạt động kêu gọi chống biến đổi khí hậu trong ngày chủ nhật không chỉ giới hạn bên trong nước Bỉ. Hàng nghìn người ở Pháp cũng tổ chức các sự kiện khác nhau hối thúc hành động mạnh mẽ hơn chống biến đổi khí hậu.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục