(HBĐT) - Trong cơ cấu cây trồng vụ xuân hàng năm, huyện Yên Thủy không xác định lúa là cây chủ lực như nhiều địa phương trong tỉnh. Thay vào đó là các loại cây màu có khả năng chịu hạn tốt và giá trị kinh tế cao hơn như ngô, lạc, rau các loại… Đối với vùng đất "chưa nắng đã hạn” như Yên Thủy, đây chính là giải pháp hữu hiệu nhằm chủ động kiểm soát mức độ ảnh hưởng của hạn hán đối với tình hình sản xuất nông nghiệp.


Theo kế hoạch sản xuất vụ xuân năm nay, toàn huyện Yên Thủy gieo trồng khoảng 7.000 ha cây hàng năm. Trong đó, các cây chủ lực tiếp tục được xác định là ngô, lạc, mía, rau các loại…

Bám sát kế hoạch, UBND huyện Yên Thủy đã tích cực chỉ đạo sản xuất. Ngay từ tháng 12/2018, UBND huyện đã đôn đốc UBND các xã, thị trấn tập trung rà soát điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân, đảm bảo tốt tiến độ trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Trước đó, vụ đông 2018 đã được triển khai vượt kế hoạch đề ra khoảng 20,13% với tổng diện tích trên 986 ha các loại cây hàng năm. Ngay sau khi thu hoạch vụ đông, các địa bàn đã khẩn trương làm đất để chuẩn bị sẵn sàng cho sản xuất vụ sau, phấn đấu đảm bảo khung thời vụ đối với từng nhóm cây trồng.

Đồng chí Vũ Hồng Thanh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Do có sự chủ động cao nên việc gieo trồng các loại cây vụ xuân đều đảm bảo thời vụ tốt. Cụ thể, gần 500 ha lúa đã được tập trung gieo cấy trước ngày 20/2. Với tiến độ hiện nay, dự kiến trước ngày 10/3, toàn huyện sẽ hoàn thành trồng lạc, trước ngày 15/3 hoàn thành trồng mía và sắn. Thời vụ trồng rau, đậu thực phẩm cho phép kéo dài đến cuối tháng 3 nhưng không vì thế mà chủ quan.


Thay vì cấy lúa, nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) chủ động trồng rau, đậu thực phẩm để hạn chế khả năng thiếu nước và đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ xuân.

 

Song song với quyết tâm đảm bảo tốt khung thời vụ, diễn biến đáng ghi nhận trong sản xuất vụ xuân năm nay của huyện Yên Thủy là sự chủ động trong phòng chống hạn. Trước khi đề ra kế hoạch sản xuất vụ xuân 2019, UBND huyện Yên Thủy đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các ngành,đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung, trong đó ưu tiên hàng đầu là phòng chống hạn. Huyện đã đôn đốc các xã, thị trấn chủ động kiểm tra, đánh giá khả năng cung cấp nước của hệ thống hồ, đập, công trình thủy lợi để bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn nước, tránh rò rỉ, thất thoát; sử dụng nước tiết kiệm, có hiệu quả nguồn nước tưới; nghiêm cấm không tùy tiện tháo nước đánh bắt cá, nạo vét ao, hồ làm mất cân đối nguồn nước trong thời vụ sản xuất; có kế hoạch ưu tiên sử dụng nước hợp lý, có phương án xử lý kịp thời khi nguồn nước thiếu hụt…

Đến thời điểm này, tình hình nước tưới phục vụ sản xuất vụ xuân của huyện Yên Thủykhá thuận lợi. Mực nước tích trữ tại các hồ, đập cơ bản đáp ứng nhu cầu nước tưới để người dân hoàn thành kế hoạch gieo trồng trong khung thời vụ và sau đó chủ động được nước tưới cho các khâu chăm sóc tiếp theo như làm cỏ, sục bùn, bón thúc… Tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra công tác điều tiết nước;chỉ đạo các tổ hợp tác dùng nước xây dựng kế hoạch cấp nước, tưới nước hợp lý, có phương án ứng phó khi nguồn nước bị thiếu hụt, bố trí các điều kiện để đảm bảo có thể huy động máy bơm dã chiến bơm tưới nước khi cần thiết…

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện trao đổi: Đối với vùng đất luôn gặp khó khăn về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp như huyện Yên Thủy, giải pháp căn cơ nhất để ứng phó với tình hình hạn hán chính là sự chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong sản xuất vụ xuân 2019 cũng vậy,tại những nơi không cân đối được nguồn nước phục vụ sản xuất cả vụ, UBND huyện yêu cầu cơ sở vẫn phải bảo đảm hiệu quả sản xuất bằng cách chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế lúa bằng những cây trồng cạn như ngô, lạc, sắn, bí xanh, rau các loại… Các loại cây này vừa có khả năng chịu hạn, vừa có giá trị kinh tế khá cao. Do đó, không chỉ là lựa chọn xác đáng để bà con thay thế cho cây lúa trên những chân ruộng bấp bênh về nước mà còn được xác định là các loại cây trồng chủ lực góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ xuân nói riêng, sản xuất nông nghiệp năm 2019 nói chung.

 

Thu Trang


Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Huyện Lạc Sơn: Mưa lũ gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, từ ngày 26 đến 11h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại các trạm như: Thủy điện Miền Đồi, Thủy điện Định Cư, Thủy điện Suối Mu trên 130 mm. Mưa lớn đã gây thiệt hại khoảng 390 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Mưa lớn gây thiệt hại khoảng 400 triệu đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đà Bắc, đến sáng 28/9, mưa lớn đã gây ra thiệt hại về nhà ở và sạt lở đất tại nhiều tuyến giao thông trên địa bàn huyện. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng.

Chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh theo phương châm "bốn tại chỗ"

(HBĐT) - Ngày 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

(HBĐT) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục