(HBĐT) - Năm 2019, diễn biến thời tiết có những bất thường. Ngay trong tháng 4 và tháng 5 đã có một số hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra như giữa 2 đợt nắng nóng gay gắt lại có đợt gió mùa. Từ đầu năm đến nay cũng xuất hiện những đợt mưa lớn trên diện rộng. Hiện tượng giông lốc, sét đánh, gió giật mạnh đã xảy ra trên địa bàn tỉnh ta, tuy phạm vi chưa lớn nhưng gây thiệt hại về người, nhà ở, tài sản, hoa màu của nhân dân.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị để cung cấp cho các địa phương, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa lũ.

Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, tính đến ngày 20/5, có 1 người ở xã Long Sơn (Lương Sơn)sét đánh bị thương; trong tỉnh có 147 ngôi nhà hư hỏng, thiệt hại; 72,6 ha lúa, 796,6 ha hoa màu, 140 ha cây công nghiệp, 96,8 ha cây ăn quả lâu năm bị hư hỏng; 12 con gia súc chết do sét đánh; 650 con gia cầm chết do giông lốc làm sập chuồng chăn nuôi; đổ 1 cột điện cao thế, 32 m tường rào… Ước thiệt hại do thiên tai gây ra trên 12,5 tỷ đồng.

Đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết: Trước diễn biến bất thường của thời tiết và căn cứ dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Hòa Bình cũng như theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCN năm 2018, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Ngày 22/1/2019, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 03 về tăng cường công tác PCTT, TKCN; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnhnăm 2019. Mới đây nhất, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Chỉ thị số 05, ngày 12/4/2019 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, PCTT&TKCN năm 2019. Để chủ động ứng phó với thiên tai, Sở NN&PTNT cũng sớm tổ chức đoàn đi kiểm tra công tác PCTT ở các địa phương, qua đó đã đề xuất các giải pháp đối với UBND tỉnh.

Công tác PCTT đã và đang được các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị trong tỉnh chủ động vào cuộc nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Đặc biệt, năm nay là năm đầu tiên Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt lấy ngày từ 15 - 22/5 hàng năm là Tuần lễ quốc gia PCTT. Để tổ chức thực hiện, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó; đôn đốc chính quyền cơ sở, các xóm, bản nâng cao nhận thức trong việc kịp thời phát hiện, ứng phó, phòng ngừa với các sự cố thiên tai có thể xảy ra.

Hưởng ứng chủ đề của Tuần lễ Quốc gia PCTT là "Giảm nhẹ rủi ro thiên tai bắt đầu từ cộng đồng”, các hoạt động truyền thông, tuyên truyền đang được các cấp,ngành tích cực thực hiện. Trong đó, tập trung vào việc hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm PCTT tại cơ quan, cộng đồng.

Ngoài ra, trong thời gian này, nhiều trường học trong tỉnh đã lồng ghép truyền thông về PCTT, nhất là hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến nước cho trẻ em. Các cấp,ngành chức năng tăng cường kiểm tra, rà soát và có phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình PCTT trên địa bàn; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai tại các cấp và cộng đồng theo phương châm "4 tại chỗ". Các địa phương tổ chức rà soát, cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai, như ngầm, tràn; khu vực dễ bị ngập lụt; khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đá, nơi sụt lún…

Với tư tưởng chỉ đạo là chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính với phương châm "4 tại chỗ”, các địa phương trong tỉnh đã chủ động chuẩn bị các phương án, kế hoạch, thường xuyên kiểm tra lại lực lượng, phương tiện và vật tư dự phòng. Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm, huy động sự tham gia, phối hợp của cả cộng đồng với kỳ vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây ra cho cuộc sống và sản xuất của nhân dân.

                                                                                                                            Hoàng Nga

 


Các tin khác


Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục