(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai, đặc biệt là ống, lũ quét, trượt sạt đất, đá, ngập úng, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và tài sản của người dân. Thời tiết diễn biến phức tạp, đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ trượt sạt, lở đất, ngập úng thường trực. UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các địa phương nêu cao tinh thần cảnh giác, rà soát các điểm, khu vực nguy cơ cao xảy ra thiên tai để triển khai các phương án bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân. 


Lãnh đạo UBND xã Hoà Bình (TP Hòa Bình) kiểm tra khu vực đồi Mý xuất hiện trượt sạt, lở đất, đá mùa mưa bão năm 2019.

Xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) có địa hình cheo leo, nhiều suối ngang phức tạp, chia cắt là trọng điểm nguy cơ cao trượt sạt, lở đất, lũ ống, lũ quét. Mấy năm gần đây, thiên tai, mưa lũ gây hậu quả nặng nề cho hạ tầng cũng như sản xuất của xã. Trên địa bàn xuất hiện nhiều điểm trượt sạt, lũ ống, lũ quét. Năm 2017 phải bố trí 29 hộ tái định cư, năm 2018, phải di chuyển khẩn cấp 5 hộ dân ra khỏi vùng trượt sạt. Thành phố Hòa Bình đã triển khai cấp bách khu tái định cư để bố trí chỗ ở mới cho mấy chục hộ dân vùng thiên tai. Chủ tịch UBND xã Hòa Bình Hà Văn Thiểm cho biết: Hiện, trên địa bàn xã có nhiều điểm nguy cơ trượt sạt như khu vực đồi Mý xuất hiện cung trượt dài, nguy cơ khối lượng lớn đất, đá trượt xuống ách tắc giao thông đường 433. Khu vực dọc dòng suối Voi, xóm Máy, xóm Đao cũng rất nguy hiểm, hiện có nhiều hộ dân đang sinh sống. Ngầm Cang trước đây sâu tới 1,5 m thì đất, đá cũng đã lấp đầy, ngầm Đao, đường vào mỏ đá, cầu ngầm Máy 2, cầu ngầm Đông Lạnh, nếu mưa lớn như mọi năm sẽ đặc biệt nguy hiểm... Mỗi khi bước vào mùa mưa lũ, chính quyền và người dân rất lo lắng. Hiện nay, xã phân công lực lượng thường xuyên ứng trực sẵn sàng cảnh báo di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao trượt sạt, lũ ống, lũ quét. 

Theo rà soát mới đây của Sở NN&PTNT được tổng hợp từ các huyện, thành phố, toàn tỉnh có 423 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 3.905 hộ nằm trong vùng ảnh hưởng, cần phải có phương án bố trí, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn có 286 điểm với 2.275 hộ cần phải bố trí dân cư, tập trung ở các huyện: Tân Lạc 38 điểm với 202 hộ; Đà Bắc 108 điểm với 492 hộ, Mai Châu 24 điểm với 369 hộ; Lạc Sơn 15 điểm với 79 hộ, Cao Phong 47 điểm với 182 hộ; Kỳ Sơn 5 điểm với 55 hộ, Yên Thủy 18 điểm với 230 hộ, Lương Sơn 5 điểm với 17 hộ; Kim Bôi 67 điểm với 452 hộ; TP Hòa Bình 5 điểm với 196 hộ. Khu vực thường xuyên bị lũ ống, lũ quét có 92 điểm với 429 hộ, gồm: Tân Lạc 14 điểm với 34 hộ, Đà Bắc 56 điểm với 218 hộ; Lạc Sơn 3 điểm với 26 hộ; Yên Thủy 4 điểm với 77 hộ, Kim  Bôi 15 điểm với 74 hộ. Khu vực thường xuyên ngập úng có 45 điểm với 1.201 hộ gồm: Tân Lạc 1 điểm với 12 hộ; Lạc Thủy 13 điểm với 905 hộ; Kỳ Sơn 2 điểm với 27 hộ; Yên Thủy 8 điểm với 100 hộ; Kim Bôi 21 điểm với 157 hộ. 

Năm 2018, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện bố trí ổn định dân cư cho 1.083 hộ. Các địa phương đề xuất xây dựng 12 khu tái định cư tập trung để bố trí ổn định dân cư cho 470 hộ; bố trí theo hình thức di dân xen ghép 99 điểm với 836 hộ; bố trí ổn định dân cư tại chỗ 204 điểm với 2.206 hộ. 

Trên cơ sở đề xuất của Sở NN&PTNT, ngày 20/5/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã ký ban hành Văn bản số 761/UBND-NNTN về việc bảo đảm an toàn cho các hộ dân vùng nguy cơ về thiên tai trong mùa mưa bão. UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi, kiểm tra diễn biến thời tiết, thiên tai và các hiện tượng sạt lở đất, đá, lập phương án theo dõi, cảnh báo thiên tai, phương án sơ tán dân, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai để chủ đsộng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương hậu quả khi có mưa lũ xảy ra. Tại các khu vực có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất ven đồi, núi, sông, suối phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên cảnh báo cho nhân dân chủ động phòng tránh, di dời để bảo đảm an toàn về người và tài sản, kiên quyết chuyển dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn khi có tình huống cấp bách.

Về xây dựng các dự án bố trí ổn định dân cư mới, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 976/UBND-NNTN, ngày 2/7/2018 và Thông báo số 5963/TB-VPUBND ngày 20/9/2018 của Văn phòng UBND tỉnh. Đối với 170 hộ dân còn lại của 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn (Mai Châu) chưa thực hiện di dời đến nơi ở mới thuộc Dự án xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân vùng sạt lở 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn, UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT, UBND các huyện Kim Bôi, Mai Châu tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1724/UBND-NNTN, ngày 21/11/2017 và Văn bản số 976/UBND-NNTN, ngày 2/7/2018 của UBND tỉnh.

                                                                                                   Lê Chung


                                                                                  

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục