(HBĐT) - Ngày 9/7, tại tỉnh ta, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã tổ chức Lễ nghiệm thu bàn giao thiết bị đo mưa tự động cho một số tỉnh phía Bắc năm 2019.


 

Đại diện Quỹ phòng tránh thiên tai bàn giao các công trình được lắp đặt hệ thống đo mưa tự động cho đại diện các tỉnh.

 

Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai thực hiện chương trình lắp đặt thiết bị đo mưa tự động cho một số tỉnh gồm: Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Đến nay, việc triển khai lắp đặt đã hoàn thành, tổng số trạm đã lắp đặt là 65 trạm/65 xã. Thời gian thực hiện 40 ngày, ngày khởi công 20/5/2019, ngày hoàn thành công tác cung cấp, lắp đặt thiết bị, đưa vào sử dụng 28/6/2019, hoàn thành sớm, vượt tiến độ hợp đồng 20 ngày. Tổng kinh phí là 2.470 tỷ đồng. Hệ thống trạm đo mưa bao gồm: cảm biến đo mưa, hệ thống thu thập, xử lý, truyền dữ liệu và tủ kỹ thuật; trụ giá đỡ cảm biến đo mưa và lắp đặt; chương trình quản lý, theo dõi, giám sát truyền dữ liệu; ứng dụng trên điện thoại di động thông minh. Tại tỉnh Hoà Bình, đã tiến hành lắp đặt 10 trạm tại các huyện Cao Phong, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Đà Bắc.

Hệ thống trạm đo mưa tự động chuyên dùng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư và thông tư 30/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu đối với các trạm khí tượng thuỷ văn chuyên dùng. Ngay sau khi hoàn thành việc lắp đặt, hệ thống trạm đo mưa tự động đã được đưa vào sử dụng tại trạm đo mưa trên địa bàn các tỉnh. Dữ liệu đo mưa được cập nhật trên hệ thống chuyên dùng Vrain, trên trang web đo mưa tự động của mỗi tỉnh và đã được các cơ quan địa phương khai thác ngay trong đợt mưa lũ đầu tiên đầu tiên ở các tỉnh phía Bắc (Lào Cai) từ ngày 22 - 24/6/2019.

Tại lễ nghiệm thu, lãnh đạo Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai đề nghị: sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng, các địa phương phát huy và khai thác triệt để hệ thống thiết bị đo mưa tự động để có cảnh báo sớm, giúp người dân chủ động phòng tránh trong mùa mưa lũ, hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra. Để có hiệu quả lâu dài, cần làm tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng; tuyên truyền cho người dân về hoạt động của các trạm, để người dân biết đến và có ý thức bảo vệ, duy trì hệ thống trạm. Đề nghị các địa phương khi sử dụng hệ thống có báo cáo kết quả sử dụng sau 1 năm để Quỹ tổng hợp, đánh giá hiệu quả sử dụng. Đồng thời tiếp tục phối hợp với Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai quan tâm, nâng cao năng lực cho người dân trong ứng phó với thiên tai trong các năm tiếp theo...

Thu Hằng

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục