Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 8-11, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 290 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14.



Vị trí và hướng di chuyển của bão số 6.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 9-11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,6 độ vĩ bắc; 114,4 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 140 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía bắc vĩ tuyến 11,0 độ vĩ bắc; phía đông kinh tuyến 112,0 độ kinh đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15 km. Đến 7 giờ ngày 10-11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ vĩ bắc; 111,3 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 220 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi vào đất liền sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến7 giờ ngày 11-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,6 độ vĩ bắc; 107,8 độ kinh đông, trên khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía bắc Campuchia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh nên ở khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 15. Sóng biển cao từ 7-8m; biển động dữ dội. Khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.

* Trước đó, hồi 4 giờ ngày 8-11, vị trí tâm bão cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 330 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14.Dự báo trong 24 giờ tới, bão đổi hướng di chuyển về phía tây, mỗi giờ đi được 5-10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 09-11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ vĩ bắc; 114,8 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 170 km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía bắc vĩ tuyến 11,5 độ vĩ bắc; phía đông kinh tuyến 112,0 độ kinh đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15 km. Đến 4 giờ ngày 10-11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,0 độ vĩ bắc; 111,7 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 260 km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, đi vào đất liền sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,7 độ vĩ bắc; 108,0 độ kinh đông, trên khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía bắc Cam-pu-chia. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.


Theo Nhandan

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục