(HBĐT) - Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp không ít thách thức do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Cùng với sự tích lũy nguồn dịch hại qua các năm, sự thay đổi cơ cấu giống cây trồng làm cho dịch hại diễn biến phức tạp, tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Mặc dù vậy, với sự cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn của hệ thống bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, năm 2019, tổng sản lượng lương thực cây có hạt toàn tỉnh đạt 36 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch.



Nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, cho thu nhập cao.

Trong đó, cây lúa duy trì 36 nghìn ha/năm, năng suất ước đạt 54,3 tạ/ha, sản lượng đạt 21 vạn tấn; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác đạt 135 triệu đồng; chất lượng nông sản ngày một nâng cao.

Để góp phần đạt kết quả cao trong sản xuất, trước mỗi mùa vụ, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tham mưu cho Sở NN&PTNT về thời vụ gieo cấy và các biện pháp thâm canh, đặc biệt là việc sử dụng các loại thuốc BVTV để hạn chế thấp nhất đối tượng sâu bệnh gây hại trên lúa. Duy trì hoạt động hệ thống bẫy đèn phục vụ công tác dự tính, dự báo dịch hại, nhất là rầy di trú. Dự báo sớm tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng chủ yếu, chú ý những đối tượng có khả năng gây thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi. Trạm TT&BVTV các huyện tổ chức tập huấn, phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trạm KN-KL chuyển giao tiến bộ KHKT trong thâm canh và biện pháp phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn, căn cứ điều kiện đất đai, tập quán của địa phương, mạng lưới BVTV cơ sở tham mưu các xã, thị trấn xây dựng cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thắng, xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) cho biết: Được tham gia các lớp chuyển giao KHKT, hướng dẫn về cách phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác để đạt năng suất cao từ cán bộ KN-KL, tôi vừa tập trung mở rộng sản xuất, vừa chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Đến nay, tôi đã có trang trại gần 4 ha trồng cây ăn quả. Đồng thời, tôi tham gia vào HTX Mường Động, áp dụng KHKT hiện đại và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Những diện tích cây ăn quả của gia đình tôi ngày càng nâng cao chất lượng, nhờ đó thu nhập mỗi năm cũng ngày một tăng lên.

Trong công tác quản lý, Chi cục TT&BVTV thực hiện tốt việc kiểm dịch thực vật nội địa; kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng thuốc BVTV, các thủ tục kiểm dịch thực vật, khử trùng kho tàng, lưu trữ các sản phẩm thực vật, dịch hại thuộc đối tượng kiểm dịch và dịch hại mới. Năm 2019, Chi cục đã tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông vật tư nông nghiệp; phát hiện 14 trường hợp vi phạm chất lượng, 7 trường hợp vi phạm về nhãn hàng hóa, 1 trường hợp vi phạm về điều kiện kinh doanh.

Với sự tham gia hỗ trợ, hướng dẫn của Chi cục TT& BVTV, đã có 30 sản phẩm của 24 chủ thể tham gia đánh giá sản phẩm OCOP năm 2019 đợt 1. Trong đó, 24 sản phẩm được UBND tỉnh cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, nông dân tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được ngành nông nghiệp quan tâm đẩy mạnh.

Đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Chi cục phó Chi cục TT& BVTV cho biết: Thời gian tới, đơn vị tăng cường các hoạt động quản lý dịch hại tổng hợp, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do sâu bệnh gây ra cho lúa và các loại cây trồng khác, bảo vệ an toàn về diện tích, năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng các loại cây trồng. Đồng thời, tiếp tục rà soát, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt đối với những cây trồng chủ lực. Đẩy mạnh đào tạo, chuyển giao tiến bộ KHKT mới, xúc tiến thương mại trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt.


Thu Hằng


Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục