(HBĐT) - Từ giữa tháng 4 đến nay, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy các trận dông, lốc, gió giật mạnh, mưa đá, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, sản xuất, cũng như các công trình công cộng. Điển hình như trận dông, lốc ngày 23/4, 8/5 trên địa bàn huyện Đà Bắc đã làm hư hỏng, tốc mái trên 700 ngôi nhà, khoảng 500 ha lúa, hoa màu, trên 200 ha cây lâm nghiệp, cây ăn quả bị gãy đổ, dập nát; tổng giá trị thiệt hại trên 14 tỷ đồng.



Thời gian qua, dông, lốc làm hư hỏng nhà của người dân xã Đoàn Kết (Đà Bắc), khiến cho cuộc sống càng thêm khó khăn.

Cũng trong đầu tháng 5, dông, lốc xảy ra trên địa bàn huyện Tân Lạc đã làm trên 600 nhà ở, hơn 300 ha lúa, hoa màu hư hỏng. Tại huyện Mai Châu, dông, lốc, gió giật mạnh gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhà ở, sản xuất ở một số xã với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng. Ở huyện Kim Bôi, thời tiết nguy hiểm xảy ra vào cuối tháng 4 và ngày 1/6 vừa qua, đã làm hơn 200 ngôi nhà tốc mái, trên 20 ha hoa màu mất trắng, nhiều công trình hư hỏng, giá trị thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện Yên Thủy, trong trận mưa to, gió giật mạnh xảy ra ngày 15/5 đã làm 25 nhà tốc mái, đổ hàng rào; gần 40 ha lúa; 170 ha ngô, hoa màu, gần 50 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp; 86 cây ăn quả lâu năm bị gãy đổ; tổng giá trị thiệt hại khoảng 8,75 tỷ đồng... Cũng trong những đợt dông, lốc này đã quật gãy, làm bật gốc nhiều cây cối, cột điện, gây nguy hiểm cho người đi đường và các hộ dân sống xung quanh.

Không chỉ gây thiệt hại lớn cho sản xuất, đời sống, đau xót hơn cả là thời tiết nguy hiểm đã gây thương vong cho người dân. Đó là trường hợp của 1 người đàn ông trú tại xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) bị mảnh kính đâm vào mắt do gió giật mạnh đập vỡ kính cửa sổ. Đặc biệt là trận mưa to kèm theo dông, lốc với cường độ mạnh xảy ra ở huyện Cao Phong chiều 1/6, đã làm 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng phải cấp cứu tại bệnh viện. Những người dân này đều trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, trên đường chăn trâu về gặp gió lớn làm bật tấm tôn, văng vào người gây thương vong.

Thực tế cho thấy, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Nhất là đối với tỉnh ta, trong mùa hè thường xuyên phải hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt trên diện rộng, kéo dài, với nền nhiệt từ 37 - 380C, có những ngày lên đến 400C. Ngày nắng gắt, chiều tối và đêm lại hay xảy ra mưa kèm theo dông, lốc, sấm sét, thậm chí là mưa đá.

Trước sự nguy hiểm của thiên tai, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh liên tục ban hành các công văn, công điện chỉ đạo việc ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, sét kèm theo mưa đá và tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố phải theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng tránh mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá có thể xảy ra. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn Nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, như: Khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi thời tiết nguy hiểm; gia cố, bảo vệ mái nhà sử dụng vật liệu dễ bị tốc, vỡ, thay thế bằng các vật liệu đảm bảo.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề nghị các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát nơi ở an toàn của người dân, sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống. Tổ chức rà soát, bổ sung các phương án phòng tránh dông, lốc, sét, mưa đá phù hợp với đặc điểm từng địa phương, trong đó thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chằng chống, gia cố, tu sửa nhà cửa, công trình công cộng, công trình tạm, biển hiệu, biển quảng cáo, tổ chức chặt, tỉa cành cây... Đặc biệt, mỗi người dân cần nêu cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ bản thân khi xuất hiện thời tiết cực đoan; không được có tư tưởng coi thường, chủ quan để tránh tình huống đáng tiếc có thể xảy ra. Khi có dông, lốc, người dân tuyệt đối không được đứng gần, trú tránh dưới cây to, nhà thô sơ, cột điện... để tránh bị va đập, đè bẹp, hay điện giật. Không đứng gần, thò đầu ra ngoài cửa sổ, cửa đại và tường ngoài của căn nhà, không được ở trên nóc nhà...

Khi thấy có sấm sét, nếu đang ở ngoài trời thì nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn; tuyệt đối không sử dụng điện thoại; tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, cột, đường dây điện... Nếu ở trong nhà thì ngắt ngay nguồn điện ti vi, máy tính và các thiết bị điện tử khác; tránh các chỗ ẩm ướt như phòng tắm, bể nước; hạn chế sử dụng điện thoại khi có dông, sét...


Bình Giang


Các tin khác


Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục