(HBĐT) - Chi cục TT&BVTV vừa có Công văn số 200/BVTV-TV về việc chủ động phòng trừ ốc bươu vàng (OBV), ngộ độc hữu cơ gây hại trên lúa vụ mùa năm 2020.

 


Nông dân thôn Vỏ, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) làm đất, cày bừa kỹ, san đều ruộng, tránh lồi lõm trũng nước đề phòng OBV gây hại trên mạ khi cấy lúa.

Qua kiểm tra thực tế, OBV xuất hiện ngay từ giai đoạn làm đất, gây hại trên mạ mùa, có xu hướng tăng mạnh về mật độ, diện phân bố, đặc biệt ở những nơi gần kênh dẫn nước, ao, hồ, sông, suối; mật độ phổ biến 1-3 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2. Từ nay đến đầu tháng 8 là cao điểm gây hại của OBV trên diện tích lúa mới cấy - đẻ nhánh hay diện tích gieo sạ ở nhiều ruộng phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn chặn hiệu quả.

Ngoài ra, do thời gian chuyển vụ ngắn, lượng tàn dư sau thu hoạch (rơm, rạ, lá, thân các cây trồng cạn còn tươi) phần lớn bị cày vùi trong khâu làm đất khi gieo cấy lúa. Quá trình phân huỷ các tàn dư thực vật này sản sinh ra các loại khí độc như H2S, CH4, CO cùng với lớp tàn dư gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ giai đoạn lúa đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ gây hiện tượng vàng, héo lá lúa. Bệnh nặng có thể làm cho khóm lúa vàng, lụi.

Để đảm bảo an toàn sản xuất vụ mùa, Chi cục TT&BVTV tỉnh đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường bám sát địa bàn, phối hợp chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Đối với OBV: Khoanh vùng, thống kê diện tích nhiễm OBV; chú ý những nơi sử dụng nguồn nước từ các hồ, đầm đã có sẵn OBV, vùng ổ cũ và những khu vực gieo sạ thẳng. Giao trách nhiệm cho các cá nhân, tập thể quản lý, sử dụng ao, hồ, đầm, kênh mương trong việc không nhận nuôi, mua bán OBV; áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của OBV ra đồng ruộng. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp OBV cả trước và sau khi cấy.

- Đối với ngộ độc hữu cơ: Khuyến cáo người dân cày ải, làm đất sớm để tàn dư thực vật có thời gian phân hủy, hoặc dùng một số chế phẩm giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy. Hướng dẫn các cơ sở và nông dân phân biệt được triệu chứng do ngộ độc hữu cơ gây ra. Những ruộng bị bệnh tiến hành tháo cạn nước từ 3 - 5 ngày kết hợp làm cỏ, sục bùn, bổ sung phân chuồng hoai mục, tro bếp, tạo điều kiện cho đất thông thoáng, giúp bộ rễ phát triển. Sau đó cho nước vào kết hợp phun phân bón lá vi lượng. Khi lúa đã hồi xanh trở lại, bắt đầu ra lá mới, rễ mới, tiến hành bón thúc đạm Kali; có thể kết hợp phân bón lá để lúa phát triển tốt.


P.V (TH)

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục