(HBĐT) - Cùng với các tỉnh miền Bắc, trong nửa đầu tháng 6, tỉnh ta đã trải qua đợt nắng nóng diện rộng, liên tục. Đây là lần nắng nóng kỷ lục, dài nhất trong 27 năm qua. 

 


Nắng nóng gay gắt nên các tuyến đường ở TP Hòa Bình cũng thưa vắng. Nếu phải ra đường thì người dân bảo vệ sức khỏe bằng đồ chống nắng kín.

Không khí dịu mát chỉ được vài ngày thì do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây, từ ngày 18/6 đến nay, nắng nóng tiếp tục xảy ra ở khu vực tỉnh, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Trên bản đồ dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Hoà Bình luôn là tâm điểm của nắng nóng, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37oC, có nơi trên 37oC. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 12 -16h.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh thiên tai xảy ra hết sức phức tạp, cực đoan, nhiều loại hình. Cùng với dông, lốc, gió giật mạnh kèm theo sét và mưa đá thì nắng nóng diện rộng, kéo dài đã tác động rất lớn đến sản xuất, sức khỏe, sinh hoạt của người dân. Theo thông tin của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, nhiệt độ không khí trung bình thời gian qua đều cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước. Cụ thể, từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 6/2020, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên đã xảy ra 4 đợt nắng nóng diện rộng, với nhiệt độ cao nhất ngày đạt từ 35 - 41oC. Đỉnh điểm của đợt nắng nóng là có ngày nhiệt độ cao nhất vượt ngưỡng lịch sử so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, như tại TP Hòa Bình, các huyện: Kim Bôi, Mai Châu nhiệt độ lên tới 41oC, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 40,9oC.

Những ngày này, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh và mở rộng về phía Đông Nam, kết hợp với hiệu ứng phơn, khu vực tỉnh ta tiếp tục phải hứng chịu nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37 - 39oC, có nơi trên 39oC. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 12-16h.

Nhanh tay tưới vườn rau sau một ngày nắng cháy, bà Hoàng Thị Phi, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) chia sẻ: Mùa hè năm nay khắc nghiệt quá. Sáng nào tôi cũng phải dậy sớm tưới vườn rau thật đẫm nước mà chỉ đến 11, 12h đã thấy đất khô cứng. Nhìn luống rau rũ lá mà xót nên có khi phải kéo cả bạt, huy động bao tải ra che chắn. Cứ thường xuyên nắng nóng thế này thì cây trồng nào phát triển tốt được. Sáng ra xong việc vườn tược, tôi cũng phải tranh thủ đi chợ mua sắm cho cả ngày, rồi đóng cửa trốn nắng trong nhà. Thương nhất là các cháu học sinh, năm nay dịch bệnh nên phải đi học giữa những tháng hè. Lúc nắng nóng cao điểm nhất trong ngày thì chúng tan học, rồi lại đến giờ học buổi chiều. Nhìn đứa nào cũng mệt mỏi, mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ phừng phừng mà chỉ mong năm học sớm kết thúc.

Đợt nắng nóng này được cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở cấp 1. Tuy nhiên, theo dự báo, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Theo nhận định của đồng chí Nguyễn Trọng Vũ, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, các đợt nắng nóng vẫn còn xảy ra trong tháng 7, 8/2020. Nhiệt độ trung bình từ tháng 7 - 9 trên phạm vi tỉnh, dự báo phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 1,0oC. Cùng với nắng nóng, mưa lũ dự báo sẽ diễn biến phức tạp. Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh khoảng 2 - 3 cơn, chủ yếu chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn diện rộng. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra ngập úng cục bộ, lũ, lũ quét, sạt lở đất. 

Theo nhận định, lũ xảy ra trên các sông, suối nhỏ đạt cấp báo động III và trên báo động III. Số trận lũ nhiều hơn năm 2019 và xuất hiện vào tháng 8, 9. Trong những đợt mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất có khả năng xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong và TP Hòa Bình.


 Hoàng Nga
 

Các tin khác


Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục