(HBĐT) - Việc tận dụng mái nhà để lắp đặt điện mặt trời không chỉ giúp hộ dân chủ động được về điện sinh hoạt, mà còn tăng thêm thu nhập nhờ bán phần điện dư thừa cho ngành Điện. Đồng thời, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chia sẻ gánh nặng cung cấp điện với ngành Điện, nhất là trong mùa nắng nóng.


Việc lắp đặt điện mặt trời áp mái bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Ảnh chụp tại gia đình anh Nguyễn Đức Thịnh, tổ 7, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).

Theo thống kê của Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình), đến nay, toàn tỉnh đã có 38 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái và đã được đấu nối vào lưới điện do PC Hòa Bình quản lý, với tổng công suất đạt hơn 1.852 kWp. Lũy kế từ đầu năm, sản lượng điện dư thừa phát lên lưới đạt 163.728 kWh, tổng số tiền ngành Điện đã trả cho khách hàng là 318 triệu đồng. Với lượng điện này, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình, góp phần làm giảm áp lực bù công suất cho PC Hòa Bình vào những ngày nắng nóng cao điểm, khi nhu cầu sử dụng điện của toàn tỉnh tăng cao.

Gia đình anh Nguyễn Đức Thịnh, tổ 7, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) là một trong những khách hàng đã lắp đặt điện mặt trời áp mái. Anh Thịnh cho biết: Sau khi được PC Hòa Bình hỗ trợ về thủ tục pháp lý, lắp đặt công tơ 2 chiều và các giấy tờ liên quan đến hệ thống an toàn của điện năng lượng mặt trời, gia đình tôi đã đầu tư gần 300 triệu đồng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, với công suất 22,7 kWp. Nếu trước đây, mỗi tháng, gia đình anh phải trả bình quân trên 3 triệu đồng tiền điện mỗi tháng, từ khi lắp đặt điện mặt trời đã chủ động được nguồn điện phục vụ sinh hoạt. Vào thời điểm giữa trưa, khi ánh sáng mặt trời chiếu mạnh nhất, hệ thống phát điện vượt nhu cầu sử dụng của gia đình. Thông qua công tơ 2 chiều, phần điện dư thừa khoảng 1.200 kWh/tháng được gia đình bán cho ngành Điện. Trong tháng 5, 6 vừa qua, bình quân mỗi tháng, gia đình anh Thịnh thu được khoảng 6 triệu đồng tiền bán điện dư thừa cho ngành Điện. Theo anh Thịnh, sau 6 - 7 năm lắp đặt gia đình sẽ hoàn vốn đầu tư ban đầu.

Ngoài các hộ dân, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã nhận thấy những lợi ích từ việc đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái. Như Công ty TNHH Công nghệ cao NewSun Việt Nam tại xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) đã đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái, công suất lắp đặt 997 kWp. Đến nay, hệ thống này không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, mà vào cao điểm mùa hè, công ty đã bán phần điện năng dư thừa cho ngành Điện. Theo lãnh đạo công ty cho biết, sau một thời gian sử dụng, hiệu quả từ điện năng lượng mặt trời đem lại là rất lớn. Thời kỳ cao điểm nắng nóng tháng 5, 6 vừa qua, ngoài phần điện năng công ty sử dụng, lượng điện dư thừa phát lên lưới được hơn 110.000 kWh, công ty được ngành Điện trả 212 triệu đồng.

Có thể nói, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng, mà còn góp phần giảm quá tải điện năng cho lưới điện, nhất là trong thời điểm nắng nóng gay gắt. Do đó, PC Hòa Bình đã, đang triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời áp mái. Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Sau năm 2020, nước ta không còn nguồn điện khai thác mới, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời, trong đó có điện mặt trời áp mái là một trong những giải pháp được khuyến khích nhân rộng. PC Hòa Bình sẽ hỗ trợ tối đa các yêu cầu về lắp đặt, thủ tục đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện cho những khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Đồng thời, chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, nghiệm thu, đầu tư đồng hồ 2 chiều để đo đạc sản lượng khách hàng sử dụng, cũng như phát lên lưới điện.


Viết Đào


Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục