(HBĐT) - Ủy ban nhân dân TP Hòa Bình có Thông báo số 204/TB-UBND về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư nhiệm vụ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045.
UBND thành phố đã phối hợp Công ty CP Tập đoàn T&T (đơn vị tài trợ sản phẩm quy hoạch) lập nhiệm vụ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045. UBND thành phố niêm yết công khai nhiệm vụ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình tại trụ sở làm việc và trang thông tin điện tử thành phố (địa chỉ: http://ubndtp.hoabinh.gov.vn).
UBND thành phố đề nghị UBND các phường, xã tổ chức niêm yết công khai nhiệm vụ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045 tại trụ sở làm việc, lồng ghép lấy ý kiến nhiệm vụ đồ án vào các buổi sinh hoạt khu dân cư. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. UBND các phường, xã tổng hợp, báo cáo UBND thành phố. Ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, hiệp hội lập thành văn bản gửi về UBND TP Hòa Bình. Thời gian kết thúc lấy ý kiến nhiệm vụ đồ án đến hết ngày 20/1/2021.
Quan điểm lập quy hoạch là rà soát, đánh giá việc thực hiện đố án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình được phê duyệt năm 2018; quy hoạch chung xây dựng dọc hai bên tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình được phê duyệt năm 2017 và các đồ án quy hoạch khác trong phạm vi, ranh giới nghiên cứu để đề xuất yêu cầu, nhiệm vụ trong quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới.
Gắn kết TP Hòa Bình với các khu vực khác của tỉnh, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Tây Bắc, vùng Tây Nam nhằm phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử và nguồn lực của TP Hòa Bình.
Xây dựng TP Hòa Bình trở thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch, là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế toàn tỉnh và là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; là đô thị cửa ngõ, cầu nối, giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc...
Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045 nhằm xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, hài hòa và bền vững, có nền kiến trúc xanh, tiên tiến, mang đặc trưng văn hóa Hòa Bình đặc sắc. Đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển KT -XH, văn hóa, không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố. Làm cơ sở để chính quyền địa phương và các tổ chức, đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, lập các dự án đầu tư xây dựng, là công cụ pháp lý để quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và sự phát triển của thành phố theo quy hoạch được duyệt.
Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên TP Hòa Bình, quy mô khoảng 34.865 ha. Thời hạn lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh: giai đoạn đầu đến năm 2030; giai đoạn dài hạn đến năm 2045.
H.N (TH)
(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.
(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.
(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.
(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.