(HBĐT) - Ngày 12/1, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT,TKCN); bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2021.

Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai năm 2021, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BTV Tỉnh ủy về công tác PCTT. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức phê duyệt; rà soát, cập nhật, điều chỉnh kế hoạch PCTT, xây dựng kế hoạch PCTT giai đoạn 5 năm tại các cấp ở địa phương và Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Điều 15, Điều 22 của Luật PCTT. Tổ chức, thực hiện công tác PCTT&TKCN tại địa phương theo phương châm "bốn tại chỗ”; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng; tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ đê, đập, TKCN đảm bảo khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại sau thiên tai, lũ, bão, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

Tiến hành rà soát, thống kê cụ thể vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó và có kế hoạch thiết lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho nhân dân được biết để chủ động phòng, tránh. Đối với các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc vùng mới di dân tái định cư, thường xuyên kiểm tra theo dõi các hiện tượng bất thường để chủ động phòng tránh, sẵn sàng phương án di dời người dân đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản; kiểm tra, rà soát xử lý việc đào xẻ đất đồi, núi để xây dựng nhà và công trình làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.

Xử lý các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép, kinh doanh, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng, xây dựng các loại công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và ở bãi sông, lòng sông, khẩn trương xử lý việc các tổ chức, cá nhân đổ phế thải ra bãi sông, bờ kè, hoàn trả hiện trạng trước ngày 15/5/2021; Chủ tịch UBND các huyện thành phố có biện pháp cưỡng chế nếu các tổ chức, cá nhân không chấp hành, chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh nếu không chỉ đạo xử lý dứt điểm, xong  trước ngày 15/5/2021.

Tổ chức kiểm tra, rà soát, xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, xây dựng công trình tại bãi sông trên địa bàn mình quản lý; tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về đê điều, PCTT, thủy lợi cho người dân hiểu và chấp hành, giải tỏa việc lấn chiếm mái đê, hành lang đê để trồng rau, hoa màu, buôn bán kinh doanh gây ảnh hưởng và mất mỹ quan trong đô thị, đặc biệt là các tuyến đê cấp III.

Đối với các địa phương có công trình hồ chứa nước thủy lợi, đê, kè, yêu cầu xác định rõ vai trò trách nhiệm của chủ đập trong công tác quản lý công trình thủy lợi và PCTT, đảm bảo đủ năng lực điều hành, ứng phó khi có tình huống xảy ra; thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, kiểm tra hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ, nhằm sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố. Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; xây dựng phương án tích nước hợp lý hoặc hạn chế tích nước đối với các hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, đồng thời chủ động phương án bảo đảm an toàn công trình và dân cư vùng hạ du...

Tại Chỉ thị số 01-CT/UBND, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, từng sở, ban, ngành, chủ đầu tư xây dựng các công trình và UBMTTQ tỉnh cùng các tổ chức, đoàn thể.


H.N (TH)

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục