(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến chiều 13/1, toàn tỉnh đã ghi nhận có 13 con trâu, bò bị chết trong đợt rét đậm vừa rồi. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, những đợt rét đậm, rét hại tương tự còn xuất hiện trong thời gian tới. Do đó, người chăn nuôi cần tiếp tục nâng cao ý thức trong phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi để giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra. 


Che chắn chuồng trại để giữ ấm cho vật nuôi, đảm bảo thức ăn là những biện pháp cần thiết để bảo vệ vật nuôi trong những ngày giá rét. Ảnh chụp tại xóm Tằm Bát, xã Phú Cường (Tân Lạc). 

Đến ngày 13/1, thời tiết đã bắt đầu ấm hơn sau một đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Thời gian qua, người chăn nuôi trong tỉnh đã tập trung chống rét, chống đói cho đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn gia súc như trâu, bò, lợn, dê. Ghi nhận thực tế, có thể thấy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền các địa phương chú trọng nên người chăn nuôi đã có ý thức trong việc che chắn chuồng trại, đảm bảo thức ăn và nuôi nhốt gia súc khi nhiệt độ xuống thấp. Rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, trong xóm đã có những hộ dân bị thiệt hại khi chăn thả trâu, bò trong những ngày thời tiết rét đậm, rét hại. Suốt gần một tháng qua, gia đình ông Bùi Văn Im, xóm Tằm Bát, xã Phú Cường (Tân Lạc) nuôi nhốt bò hoàn toàn trong chuồng. Do ở gần chân núi nên mấy hôm vừa rồi, sương mù luôn dày đặc khiến cảm giác lạnh càng thêm buốt hơn. Ông Im cùng gia đình đã quây thêm bạt, đảm bảo không để gió vào chuồng nuôi. Để đảm bảo thức ăn cho hai con bò, hàng ngày, ông Im cho bò ăn rơm và bổ sung thêm cỏ voi, dây khoai lang.

Ngoài những xã vùng cao khí hậu khắc nghiệt thì những xã vùng sâu của huyện Tân Lạc cũng có nhiệt độ chênh lệch với vùng thị trấn từ 2 – 30C, nhất là các xã nằm dưới chân của dãy núi Trường Sơn. Gia đình bà Bùi Thị Băm, xóm Rên, xã Gia Mô có 3 con bò, trong đó có một con bò mới hơn 1 tháng tuổi. Gia đình bà Băm nuôi bò theo hình thức bán chăn thả, nếu thời tiết thuận lợi, mỗi ngày, bà Băm chăn thả bò khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Còn những hôm vừa rồi, bò được nuôi nhốt hoàn toàn. Buổi sáng sớm, bò được cho ăn rơm khô để ấm bụng, đến trưa mới cho ăn thức ăn xanh như cỏ voi hay các loại cỏ khác. Nước uống cho bò được bà Băm pha với nước ấm và cho thêm chút muối. Chuồng nuôi bò của gia đình bà Băm được xây bằng gạch kín gió, hiện cũng được quây thêm bằng bạt.

Đó cũng là những biện pháp mà ngành chức năng đã khuyến cáo đến người chăn nuôi để phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong mùa rét, nhất là những ngày rét đậm, rét hại. Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đa số người chăn nuôi đã làm tốt nhưng vẫn còn những hộ dân chủ quan trong việc phòng, chống đói, rét cho gia súc. Theo đó, nhiều hộ chưa chú trọng việc dự trữ rơm rạ, trồng cỏ cho gia súc; hay có những hộ mặc dù đã dự trữ được rơm, rạ nhưng cho ăn không hợp lý nên đến hôm rét đậm, rét hại không còn rơm, rạ dự trữ. Đến chiều 13/1 đã ghi nhận trên địa bàn huyện Đà Bắc có 13 con trâu, bò chết, chủ yếu là bê, nghé và những con già yếu. Số trâu, bò chết rét thuộc 6 xã vùng cao của huyện là: Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng và Đoàn Kết.

Mặc dù thời tiết đã ấm hơn, nhưng theo dự báo của cơ quan chức năng, sắp tới vẫn còn xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại. Để giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra, đồng chí Trần Tiến Trường, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo: Biện pháp quan trọng nhất là người chăn nuôi phải che chắn chuồng nuôi gia súc đảm bảo kín gió, vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi. Bởi khi trời rét, để giữ ấm cơ thể thì vật nuôi cần tiêu hao nhiều năng lượng nên nhu cầu thức ăn cũng tăng lên. Đồng thời, các địa phương và người chăn nuôi cũng cần phải quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi như: Bệnh lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm, những bệnh dễ bùng phát trong điều kiện thời tiết như hiện nay. Ngoài ra, khi xuất hiện vật nuôi bị bệnh cần báo cáo cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý kịp thời.


 Viết Đào

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục