(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, có 19 xã, phường với 214 xóm, tổ dân phố. Là thành phố miền núi nên đặc thù nhiều đồi núi, suối và sông Đà chảy qua. Thành phố thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi một số loại hình thiên tai, điển hình như: Các đợt mưa với cường độ, tần suất lớn gây sạt lở đất, lũ, ngập úng cục bộ nhiều nơi; nắng nóng gay gắt vào mùa hè; dông lốc, mưa đá, sét xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa, sau những đợt nắng nóng gay gắt...


Đợt mưa do ảnh hưởng cơn bão số 2, ngày 13/6 vừa qua làm tràn ngầm qua xã Mông Hóa (TP Hòa Bình), gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Những năm gần đây, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế bền vững của thành phố. Khi lượng mưa trung bình 100 - 200 mm, một số phường, xã ngập úng cục bộ: Phương Lâm, Thái Bình, Tân Thịnh, Quỳnh Lâm, Kỳ Sơn, cơn bão số 2, ngày 13/5 vừa qua làm tràn ngầm qua xã Mông Hóa (TP Hòa Bình), gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Quỳnh Lâm, Kỳ Sơn, Thịnh Minh, Hợp Thành... Khi Công ty thủy điện Hòa Bình vận hành xả lũ, lượng nước hồ Hòa Bình xuống hạ lưu từ báo động 1 trở lên, nguy cơ ngập lụt, mất an toàn cho khu vực hạ lưu... Sạt lở đất thường xảy ra trên các tuyến: dọc tỉnh lộ 433, dọc quốc lộ 6, phía hạ lưu hai bờ sông Đà, dọc suối Voi... Một số khu vực tại địa bàn các phường, xã: Thái Bình, Dân Chủ, Hòa Bình, Độc Lập có nguy cơ xảy ra lũ quét cao. Lốc xoáy, dông, lốc, sét thường xuất hiện từ tháng 4 - 10... Hiện, trên địa bàn thành phố có có 2.633 nhà ven sông, 17.078 nhà ven núi, nguy cơ cao ảnh hưởng mưa lũ, sạt lở đất.

Những năm gần đây, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế bền vững của thành phố. Khi lượng mưa trung bình 100 - 200 mm, một số phường, xã ngập úng cục bộ: Phương Lâm, Thái Bình, Tân Thịnh, Quỳnh Lâm, Kỳ Sơn, Thịnh Minh, Hợp Thành... Khi Công ty thủy điện Hòa Bình vận hành xả lũ, lượng nước hồ Hòa Bình xuống hạ lưu từ báo động 1 trở lên, nguy cơ ngập lụt, mất an toàn cho khu vực hạ lưu... Sạt lở đất thường xảy ra trên các tuyến: dọc tỉnh lộ 433, dọc quốc lộ 6, phía hạ lưu hai bờ sông Đà, dọc suối Voi... Một số khu vực tại địa bàn các phường, xã: Thái Bình, Dân Chủ, Hòa Bình, Độc Lập có nguy cơ xảy ra lũ quét cao. Lốc xoáy, dông, lốc, sét thường xuất hiện từ tháng 4 - 10... Hiện, trên địa bàn thành phố có 2.633 nhà ven sông, 17.078 nhà ven núi, nguy cơ cao ảnh hưởng mưa lũ, sạt lở đất.

Để ứng phó với thiên tai, TP Hòa Bình kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), gồm 44 người; lực lượng quân sự 200 người, công an 100 người, các lực lượng hiệp đồng 500 người và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai các phường, xã 1.385 người. Xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN năm 2021. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện. Xác định nguyên tắc trong việc tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

Trong đó, đối với phương án di dời, sơ tán dân cư, thành phố xác định vùng trọng điểm nguy cơ đối với từng loại hình thiên tai. Xây dựng phương án cụ thể sơ tán dân cư. Đơn cử như khi xảy ra mưa lũ cấp độ 3, xác định số hộ cần sơ tán khoảng 85 hộ, với 649 nhân khẩu tại các phường, xã: Thái Bình, Đồng Tiến, Quỳnh Lâm, Thịnh Lang, Tân Hòa, Hòa Bình, Thịnh Minh, Hợp Thành. Đối với mưa lũ cấp độ 4, số hộ di dời là 317 hộ với 1.134 nhân khẩu… Các điểm sơ tán tập trung được xác định như trụ sở xã, phường, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học có khả năng tạm lánh cho 75.400 người.

Qua thực tế kiểm tra trong đợt mưa do ảnh hưởng của cơn bão số 2 vào giữa tháng 6 vừa qua của lãnh đạo thành phố tại phường Thái Bình, Thống Nhất, xã Mông Hóa, Hòa Bình cho thấy một số nguy cơ, nguy hiểm trong mùa mưa lũ. Đó là, 1 gia đình tại xã Hợp Thành bị sét đánh, gây thiệt hại tài sản trong nhà. Tại xã Hòa Bình có 1 hộ bị sạt lở tường bao, 2 hộ có nguy cơ sạt lở nhà. Một số ngầm tại xã Mông Hóa, Hòa Bình tràn, nước chảy mạnh, nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại. Đường An Dương Vương trên địa bàn phường Phương Lâm, Thái Bình có một số điểm ngập úng do đường bị lún, nguy hiểm cho người tham gia giao thông, đã có trường hợp bị ngã. Một số hộ còn làm nhà, công trình ngay trên cống thoát lũ. Bãi đổ thải của dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng có nguy cơ ảnh hưởng do đất tràn ra.

Đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố cho biết: Các địa phương, đơn vị, phòng chức năng phải luôn xác định tâm thế sẵn sàng, không chủ quan, lơ là với thiên tai, mưa lũ. Tổ chức thực hiện chế độ trực ban đầy đủ, kịp thời xử lý thông tin hai chiều, chủ động ứng phó trong phạm vi quản lý và thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai. Thực hiện có hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư. Thực hiện theo phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp các loại hình thiên tai.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục