(HBĐT) - Trận mưa lớn đầu mùa làm một số điểm trên tuyến đường từ xã Sơn Thủy đi xã Tân Thành (Mai Châu) có nhiều điểm sạt lở taluy dương. Ngay sau khi hết mưa, ông Bàn Văn Sơn cùng nhiều người dân ở xóm Suối Lốn, xã Tân Thành chia nhau đến từng điểm để xúc đất, đá vừa sạt lở, nạo vét, khơi thông rãnh thoát nước, gia cố những điểm có nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi đi lại trên tuyến đường.


Trước mùa mưa bão năm 2021, các điểm có nguy cơ sạt lở trên tuyến đường qua địa phận xã Tòng Đậu (Mai Châu) được xử lý nhằm giảm nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đồng chí Phạm Gia Định, Phó trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mai Châu cho biết: Rút kinh nghiệm từ những năm trước, cùng với việc duy trì hoạt động Ban chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã, thời gian qua, huyện đã thành lập, duy trì, thường xuyên củng cố, bố trí tổ PCTT ở từng xóm, bản nhằm chủ động thực hiện triệt để các phương án PCTT, bão lũ, sạt lở đất với tinh thần "4 tại chỗ”...

Theo thống kê, huyện có 52 km quốc lộ; 96,7 km đường tỉnh; 52,84 km đường huyện và gần 160 km đường liên xã, liên xóm. Do địa hình miền núi nên hệ thống đường giao thông thường xuyên phải chịu ảnh hưởng tác động từ thiên tai, mưa bão, nhất là tình trạng sạt lở đất. Tại một số điểm trên tuyến tỉnh lộ, đường huyện khi có mưa lớn không đảm bảo thoát lũ, gây ách tắc giao thông như: Ngầm Nghẹ trên đường tỉnh 439 thuộc xã Vạn Mai; đường tỉnh 432, 450 có một số điểm mái dốc cao, không ổn định, nguy cơ sạt lở. Đối với các tuyến đường huyện có một số vị trí như: Ngầm Gò Lào, ngầm Sạn trên tuyến đường ĐH.60 thuộc địa bàn xã Sơn Thủy, ngầm Vanh trên đường ĐH.64, ngầm suối Kha trên đường ĐH.63, trên đường ĐH.60 một số điểm mái dốc cao không ổn định, nguy cơ sạt lở cao. Trong tổng số 159 km đường liên xã, liên xóm toàn huyện có 30 km đường nhựa, 90 km đường bê tông xi măng, 3,3 km đường cấp phối, còn lại 35,7 km đường đất. Hệ thống công trình thoát nước của các tuyến đường này hầu hết đã có nhưng được xây dựng từ lâu. Do vậy, một số công trình không đáp ứng được nhu cầu thoát nước khi có mưa lũ...

Xuất phát từ điều kiện thực tế, hàng năm, huyện dành một phần ngân sách huyện để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, gia cố kịp thời những vị trí xung yếu, những đoạn đường nền yếu, nguy cơ ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT). Theo đồng chí Sùng A Tếnh, cán bộ phụ trách giao thông Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, để đảm bảo ATGT thông suốt trong mùa mưa bão, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do lũ bão gây ra, ngay từ đầu năm, Phòng Kinh tế - Hạ tầng đã chủ động xây dựng phương án phòng, chống lũ bão (PCLB) và đảm bảo ATGT triển khai đến các xã, thị trấn. Đồng thời, yêu cầu các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân về công tác PCLB; lập phương án ứng cứu kịp thời khi có tình huống lũ bão lớn xảy ra. Để chủ động trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ cơ sở, các xã, thị trấn thành lập các tổ, đội cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình, người dân bị ảnh hưởng; khẩn trương khắc phục hậu quả sạt lở đường, giúp đỡ người dân đi lại, vượt qua những điểm ngập lụt... Đây là những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trên địa bàn huyện. Như mùa mưa lũ năm 2018, 2020, tại nhiều điểm sạt lở trên tuyến tỉnh lộ 432 từ xã Sơn Thủy đi xã Tân Thành, khi máy móc chưa vào được đến nơi, địa phương đã chủ động huy động nguồn nhân lực, vật lực tại chỗ khẩn trương san gạt đất, giải phóng đường giao thông. Hoặc như thời điểm mưa to, gây ngập úng cục bộ tại ngầm So Lo (xã Sơn Thủy), người dân không đi lại được, chính quyền địa phương đã chỉ đạo xóm làm bè, cầu bằng các loại vật tư tại chỗ để giúp người dân đi lại dễ dàng.

Đồng chí Phạm Gia Định cho biết thêm: Mặc dù kinh phí hàng năm dành cho công tác PCLB, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông của huyện rất ít, nhưng nhờ huy động hiệu quả sức dân nên đã làm tốt công tác đảm bảo ATGT, an toàn các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn. Hàng năm, huyện thực hiện tốt công tác PCTT với phương châm "4 tại chỗ". Việc huy động sức dân với phương tiện, vật lực tại chỗ đóng vai trò quan trọng, kịp thời xử lý khi có các tình huống về mưa lũ xảy ra.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục