(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) đã dần trở thành xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cơ hội phát triển chưa từng có, gắn với đó là những thách thức và yêu cầu phải tự điều chỉnh để nắm bắt cơ hội phát triển.



Các ngân hàng thương mại tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch.

CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện trong cách thức vận hành, tổ chức của một cơ quan, đơn vị, tập thể hay một bộ máy. Để CĐS thành công, trước hết phải chuyển đổi tư duy, nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị. Vì người lãnh đạo không dám thay đổi, không muốn thay đổi thì không ai muốn thay đổi. Người lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của CĐS đối với sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị mình; tích cực, chủ động tham gia quá trình CĐS, phải mạnh dạn, đi đầu trong thay đổi tư duy lãnh chỉ đạo, ứng dụng CĐS trong lãnh, chỉ đạo và thực hiện công việc hàng ngày; người đứng đầu tổ chức có tầm nhìn, thiết lập được sứ mệnh cho tổ chức, có niềm tin là công nghệ, CĐS sẽ giúp giải quyết được những vấn đề của tổ chức mình và kiên định với mục tiêu đề ra… Từ đó cùng với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện thành công mục tiêu CĐS một cách khoa học, khả thi nhất.

Nhằm nắm bắt xu thế và cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 mang lại, ngày 24/12/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về việc CĐS tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết nhấn mạnh vai trò quan trọng của CĐS và đưa ra những mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị thông minh; từng bước hoàn thành CĐS đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến trình CĐS ở một số lĩnh vực. Cơ bản hoàn thành CĐS trong cơ quan Đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh. Phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan Nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển KT-XH. Trên 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Hoàn thành triển khai các dịch vụ đô thị thông minh tại TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP, năm 2030 chiếm trên 30% GRDP... Tỉnh tập trung thực hiện các bước CĐS trên 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và 8 lĩnh vực ưu tiên, gồm: Y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp…

Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp trọng tâm như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Thực hiện CĐS trong cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cập nhật dữ liệu, số hóa các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về tất cả các lĩnh vực liên quan như dịch vụ hành chính công, dân cư, đăng ký kinh doanh, tài chính, bảo hiểm, xây dựng, đất đai, môi trường, điện, nước…

Nghị quyết đề ra những giải pháp trọng tâm thực hiện lộ trình CĐS, trong đó đặc biệt nhấn mạnh để CĐS thành công cần tập trung nâng cao nhận thức về CĐS trong toàn xã hội đóng vai trò quyết định; xây dựng, hoàn thiện thể chế và công nghệ là động lực; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ, quyết liệt của các cấp, ngành và sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp là yếu tố bảo đảm sự thành công của CĐS. Như vậy để CĐS thành công, người đứng đầu các cấp ủy trực tiếp chủ trì, lãnh đạo và chịu trách nhiệm thực hiện CĐS trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; lựa chọn mô hình thử nghiệm CĐS toàn diện theo quy mô phù hợp. Quán triệt, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của T.Ư về CĐS; chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người dân nhận thức rõ tính cấp thiết, lợi ích của CĐS để chủ động tham gia, hưởng ứng; chủ động, tiên phong, gương mẫu, đi đầu, sáng tạo trong triển khai các giải pháp CĐS gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương, đơn vị. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phải gắn với công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia; người lãnh đạo cần truyền cảm hứng và xây dựng văn hóa CĐS trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia CĐS hiệu quả.

Lê Chung

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục