(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư, các đợt rét đậm, rét hại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới. Một số đối tượng sâu bệnh hại có thể phát sinh gây hại ngay từ giai đoạn mạ, lúa mới cấy và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Do đó, những ngày này, ngành nông nghiệp và các địa phương thường xuyên bám sát đồng ruộng, phát hiện sớm, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, góp phần sản xuất vụ xuân giành thắng lợi, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.


Nông dân thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) che phủ nilon chống rét cho mạ.

Tại huyện Mai Châu, thời điểm này, nông dân các xã, thị trấn tiến hành ngâm, ủ mạ để chuẩn bị gieo cấy. Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện cho biết: Theo kế hoạch, vụ xuân này, toàn huyện gieo cấy 850 ha lúa. Mặc dù hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện có đối tượng gây hại xuất hiện trên mạ non, tuy nhiên, Trung tâm DVNN huyện đã chỉ đạo các địa phương tăng cường theo dõi đồng ruộng, hướng dẫn nông dân cách xử lý khi xuất hiện hiện tượng gây hại trên mạ. Đồng thời chuẩn bị nilon để che chắn, chống rét, đảm bảo cho mạ phát triển tốt.

Theo kế hoạch, trong vụ này, diện tích trồng lúa toàn tỉnh trên 15.543 ha. Hiện nay, nông dân tích cực chuẩn bị giống, vật tư, ngâm, ủ, gieo mạ chuẩn bị cấy lúa xuân chính vụ và xuân muộn. Một số đối tượng sâu bệnh hại như: Bệnh nấm mốc, tập đoàn rầy, ốc bươu vàng, chuột... có thể phát sinh gây hại trên mạ, lúa trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại. Vì vậy, để hạn chế tối đa những tác động bất lợi của thời tiết cũng như dịch hại ảnh hưởng đến mạ và lúa mới cấy, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện hướng dẫn nông dân thực hiện tốt Văn bản số 2125/UBND-NNTN, ngày 27/12/ 2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo, phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất; Văn bản số 3102/SNN-TTBVTV, ngày 17/11/2021 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường sản xuất vụ đông, chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân năm 2022.

Theo đó, đối với những diện tích mạ đã gieo, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo các địa phương phải thường xuyên kiểm tra luống mạ. Nếu xuất hiện bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc như Anvil 5SC, Tilt super 300EC để trừ bệnh khô vằn; Filia 525SE, Chubeca 1.8SL, Antracol 70 WP, Flintpro 648WG trừ bệnh đạo ôn... Những ruộng bị nặng phun kép 2 lần, đảm bảo cây mạ sạch bệnh khi đưa ra ruộng sản xuất. Hủy bỏ những luống mạ bị bệnh quá nặng, không có khả năng phục hồi. Khi thời tiết ấm, phải mở nilon ở 2 đầu luống, không mở hoàn toàn ngay để tránh mạ bị sốc nhiệt. Cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón qua lá, chế phẩm kích thích sinh trưởng, phân vi lượng... để tăng khả năng chống chịu và khả năng phục hồi cho mạ.

Đối với diện tích lúa đã cấy, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương chỉ đạo nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy và các cây trồng cạn khác theo đúng quy trình kỹ thuật. Điều tra, phát hiện và chỉ đạo phòng trừ kịp thời những diện tích bị nhiễm sâu bệnh, phòng tránh lây thành dịch.

Ngoài ra, với các đối tượng gây hại như ốc bươu vàng, chuột... Trước khi cấy, nông dân cần làm đất kỹ, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm trũng nước. Tăng cường vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi để chuột hại không có nơi ẩn nấp. Gieo trồng đồng loạt theo từng cánh đồng để cắt đứt nguồn thức ăn của chuột...


Thu Hằng


Các tin khác


Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục