(HBĐT) - Thời gian qua, bệnh khảm lá sắn xuất hiện và lan rộng ở một số địa phương làm nhiều diện tích cây trồng bị nhiễm bệnh. Trước tình hình đó, ngành NN&PTNT và các địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý bệnh, góp phần giảm thiệt hại về kinh tế cho nông dân, bảo vệ năng suất cây trồng đến khi thu hoạch.



Cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân xã Cun Pheo (Mai Châu) phát hiện các dấu hiệu của bệnh khảm lá sắn để kịp thời xử lý.

Năm nay, toàn huyện Mai Châu trồng 550 ha sắn. Ngay sau khi có công văn của Sở NN&PTNT, huyện đã gửi văn bản tới UBND các xã, thị trấn đề nghị khẩn trương rà soát, phát hiện sớm vùng nhiễm bệnh khảm lá sắn để kịp thời xử lý. Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện cho biết: Hiện, các diện tích sắn trên địa bàn huyện đang ở giai đoạn cây con, chưa phát hiện khu vực bị nhiễm bệnh. Để chủ động phòng trừ, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của bệnh khảm lá sắn; yêu cầu các hộ trồng sắn tuyệt đối không mua, vận chuyển, sử dụng nguồn hom giống sắn từ những tỉnh, địa bàn đã có dịch…

Đồng chí Vũ Thị Anh Đào, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho biết: Tại một số địa phương, tình hình bệnh khảm lá hại sắn trên đồng ruộng vẫn diễn biến phức tạp. Theo kết quả kiểm tra, đã phát hiện triệu chứng bệnh khảm lá trên các mầm sắn tái sinh từ tàn dư. Đây là nguồn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan sang các vùng trồng sắn khác. Tổng diện tích nhiễm khảm lá sắn toàn tỉnh hiện trên 197 ha, chủ yếu tại địa bàn 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy. Trong đó, diện tích nhiễm nặng có tỷ lệ hại trên 70% khoảng 38 ha, tập trung xung quanh tại các ổ bệnh cũ. Để phòng trừ kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng, Sở NN&PTNT đã gửi công văn đề nghị các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở, đại lý thu mua, đầu tư trồng sắn trên địa bàn tỉnh chủ động các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá sắn.

Theo đó, đối với các huyện có diện tích nhiễm lớn và nặng như Lạc Sơn, Yên Thủy, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại Công văn số 2370/UBND-KTN, ngày 9/12/2021 về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn; Công văn số 422/SNN-TTBVTV, ngày 24/2/2021 của Sở NN&PTNT về việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn. Tổ chức thống kê, phân loại đồng ruộng, xử lý ngay diện tích sắn nhiễm bệnh. Điều tra xác định ruộng bị bệnh, mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp. Diện tích sắn nhiễm bệnh sau tiêu hủy khẩn trương chuyển đổi cây trồng khác kịp tiến độ vụ xuân hè... Tại những xã đã có diện tích trồng sắn bị nhiễm bệnh từ năm 2021, gắn trách nhiệm của chủ vườn với những công việc cụ thể như: Tiêu hủy toàn bộ tàn dư còn lại, đảm bảo không còn tàn dư trên đồng ruộng; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và báo cáo kịp thời chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn những biểu hiện bất thường trên cây sắn…
Với các địa phương có diện tích sắn chưa nhiễm bệnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến người trồng sắn về tác hại của bệnh khảm lá sắn; tuyệt đối không mua, vận chuyển, sử dụng nguồn hom giống sắn từ những tỉnh, địa bàn đã có dịch. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền và đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cơ sở rà soát toàn bộ diện tích trồng sắn, đảm bảo đúng quy hoạch vùng nguyên liệu sắn và kế hoạch năm 2022; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm nguồn bệnh.
Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp theo dõi việc vận chuyển, sử dụng nguồn hom giống sắn. Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhận biết và các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn cho cán bộ cơ quan chuyên môn và nông dân. Tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về việc mua bán, vận chuyển hom giống sắn đối với Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) và các cơ sở, đại lý thu mua, đầu tư trồng sắn trên địa bàn tỉnh, qua đó nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng sắn, hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ xuân đã đề ra...

Thu Hằng

Các tin khác


Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục