(HBĐT) - Từ khi tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc kết nối với các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc) hoàn thành, hầu như tuần nào chị Bùi Thị Nhềm ở xóm Đức Phong (xã Tiền Phong) cũng gửi hàng hóa là các sản vật địa phương như khoai tầng, tôm, cá, thịt lợn bản... về xuôi theo tuyến xe khách cố định. Cũng từ khi có đường giao thông thuận tiện, sản vật tôm, cá, cá lồng của gia đình ông Đinh Công Út, xóm Săng Bờ (xã Vầy Nưa) được nâng cao giá trị, có tư thương vào tận nhà thu mua, không phải vất vả như trước. Nhờ thế, không chỉ gia đình ông mà nhiều gia đình làm nghề nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản vùng lòng hồ có đời sống ngày càng khấm khá hơn.


Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, thời gian qua, nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, mang tính kết nối của huyện Đà Bắc được đầu tư. Ảnh: Tuyến đường giao thông kết nối qua địa bàn xã Cao Sơn được cải tạo, nâng cấp.

Theo đồng chí Đỗ Đại Nghĩa, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển quỹ đất huyện Đà Bắc, với mục tiêu ổn định nơi ở, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Đảm bảo không còn hộ nguy cơ tái đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển KT-XH trong vùng theo tiêu chí nông thôn mới. Trong những năm qua, được hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất của T.Ư, của tỉnh, huyện tập trung phát triển sinh kế bền vững cho người dân như trồng rừng sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng hàng hoá; tổ chức khai hoang phục hoá đất sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, chuyên môn...

Theo đồng chí Đỗ Đại Nghĩa, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển quỹ đất huyện Đà Bắc, với mục tiêu ổn định nơi ở, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Đảm bảo không còn hộ nguy cơ tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển KT-XH trong vùng theo tiêu chí nông thôn mới. Trong những năm qua, được hỗ trợ từ các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất của T.Ư, của tỉnh, huyện tập trung phát triển sinh kế bền vững cho người dân như trồng rừng sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng hàng hoá; tổ chức khai hoang phục hoá đất sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, chuyên môn...

Với mục tiêu đó, trong giai đoạn 2009 - 2021, huyện tập trung di chuyển các hộ dân, nhất là hộ dân trong vùng thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 - 2025 cho 35 hộ, di chuyển xen ghép 71 hộ. Thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất, huyện đẩy mạnh khai hoang ruộng bậc thang, trồng rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế; hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ mới. Theo đó, tính đến nay, UBND huyện đã trồng mới 205,1 ha rừng phòng hộ kết hợp rừng kinh tế; hỗ trợ sản xuất cho 2.161 hộ dân; đào tạo nghề cho 1.136 người dân; mở 39 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho 3.181 người dân. Qua đó, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề của huyện lên 40%, nâng độ che phủ rừng các xã vùng hồ lên hơn 60%, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH, ổn định dân cư các xã ven lòng hồ sông Đà.

"Cùng với thực hiện các mục tiêu bố trí, ổn định dân cư và phát triển sản xuất, thời gian qua, huyện quan tâm phân bổ nguồn vốn đầu tư thực hiện mục tiêu xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà” - đồng chí Đỗ Đại Nghĩa cho biết. Từ năm 2009 đến nay, UBND huyện đã xây dựng 1 công trình lớp học và 5 công trình đường phục vụ giãn dân xen ghép, 1 công trình tái định cư. Tiếp tục thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, trong giai đoạn 2022 - 2025, huyện được bố trí nguồn vốn 135 tỷ đồng. Với số vốn này huyện xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng 11 công trình. Trong đó có 6 công trình dân dụng, gồm: Trường học, nhà văn hóa xóm và nhà sinh hoạt cộng đồng và 4 công trình giao thông, thủy lợi. 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng giao thông thiết yếu kết nối các xã vùng đặc biệt khó khăn, như tuyến đường Tiền Phong - Vầy Nưa, tuyến đường kết nối từ đường 433 vào xã Nánh Nghê và 1 công trình thủy lợi tại xã Nánh Nghê.

Để thực hiện dứt điểm các mục tiêu này, huyện chỉ đạo các địa phương tăng cường vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu, nắm bắt được mục tiêu dự án nhằm xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người dân. Đồng thời, cấp uỷ, chính quyền các địa phương xác định việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu là nền tảng để ổn định, nâng cao đời sống người dân. Từ đó có cơ chế phù hợp, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở có trình độ, năng lực quản lý, điều hành, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, phù hợp với trình độ canh tác, điều kiện thực tế của địa phương. 


Mạnh Hùng

Các tin khác


Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục