Ngày 4/7, một vệ tinh có kích thước bằng chiếc lò vi sóng đã thành công thoát khỏi quỹ đạo quanh Trái đất và di chuyển hướng về phía Mặt trăng. Đây là bước đi mới nhất trong tham vọng đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).


Tên lửa đẩy Electron của công ty Rocket Lab rời bệ phóng tại bán đảo Mahia (New Zealand), mang theo vệ tinh Capstone của NASA vào vũ trụ. (Ảnh: Rocket Lab)

Vệ tinh Capstone được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Electron của công ty Rocket Lab. Sau khi rời bệ phóng tại bán đảo Mahia (New Zealand) một tuần trước đây, dự kiến vệ tinh sẽ mất khoảng 4 tháng để tiếp cận Mặt trăng, do chỉ sử dụng mức năng lượng tối thiểu trong quá trình di chuyển.

Nhà sáng lập Rocket Lab, ông Peter Beck, cho biết, công ty đã dành 2 năm rưỡi để hoàn tất công tác chuẩn bị cho dự án. Với mức chi phí tương đối thấp, vào khoảng 32,7 triệu USD, việc phóng thành công vệ tinh với sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng lần này đã đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới cho hoạt động khám phá vũ trụ của nhân loại.

"Chỉ với vài chục triệu USD, giờ đã có một tên lửa và một tàu vũ trụ có thể đưa bạn lên Mặt trăng, tới các tiểu hành tinh, tới sao Kim, sao Hỏa. Đó là một khả năng điên rồ chưa từng tồn tại trước đây”, ông Beck cho hay.

Nếu phần còn lại của sứ mệnh này thành công, vệ tinh Capstone sẽ truyền thông tin quan trọng về trong vài tháng tới với tư cách là vệ tinh đầu tiên đi lên quỹ đạo mới quanh Mặt trăng, còn được gọi là "quỹ đạo vầng hào quang cận tuyến tính”.

Về tương lai lâu dài, NASA có kế hoạch đưa một trạm vũ trụ có tên là Gateway lên quỹ đạo nói trên, để từ đó các phi hành gia có thể đáp xuống bề mặt của Mặt trăng như một phần của chương trình Artemis.

Ông Beck cho biết, lợi thế của quỹ đạo mới là giảm tiêu hao nhiên liệu và cho phép vệ tinh - hoặc trạm vũ trụ - giữ liên lạc thường xuyên với Trái đất.

Trước đó, ngày 28/6, tàu vũ trụ Photon mang theo vệ tinh Capstone được phóng lên bằng tên lửa đẩy Electron của công ty Rocket Lab. Trong hành trình kéo dài 6 ngày, các động cơ của tàu Photon hoạt động theo chu kỳ để nâng quỹ đạo của vệ tinh ngày càng rời xa Trái đất.

Ngày 4/7, động cơ đẩy cuối cùng được khai hỏa, giúp tàu vũ trụ Photon thoát khỏi lực hút của Trái đất và mang theo vệ tinh Capstone (nặng 25kg) thẳng hướng Mặt trăng. Theo kế hoạch, Capstone sẽ sử dụng một lượng nhỏ nhiên liệu để thực hiện một số hiệu chỉnh lộ trình cần thiết trước khi tiếp cận quỹ đạo mới quanh Mặt trăng vào ngày 13/11.

Để thực hiện sứ mệnh này, NASA đã hợp tác với hai công ty thương mại: Rocket Lab có trụ sở tại California và Advanced Space, đơn vị sở hữu và vận hành vệ tinh Capstone có trụ sở tại Colorado.

                                                                              Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Cảnh báo mưa lớn diện rộng

(HBĐT) - Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ đang nâng trục dần lên phía Bắc, kết hợp với rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường yếu sau được tăng cường mạnh hơn nên từ sáng ngày 27 đến sáng ngày 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến từ 70 – 150 mm, có nơi lớn hơn.

Thời tiết ngày 26/9: Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở các vùng trong cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào 4 giờ ngày 26/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông trên đất liền các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 7 - 8. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Thời tiết ngày 25/9: Áp thấp nhiệt đới gây mưa to từ Quảng Bình đến Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 340 km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 240 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 -49 km/giờ), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15 km/ giờ.

Trung Quốc ra mắt điện thoại thông minh sử dụng kết hợp với xe điện

Nio Phone, giá bán từ 890-1.030 USD, có hơn 30 tính năng dành riêng cho ô-tô, có thể giúp lái xe điều khiển ô-tô tự lái đến điểm đỗ, cũng như mở cửa ô-tô ngay cả khi điện thoại đã tắt.

Hồi âm sau bài báo “Huyện Cao Phong: Hàng chục hộ dân bức xúc vì nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường”

(HBĐT) - Vừa qua, nhận được thông tin phản ánh của người dân các khu dân cư ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) về tình trạng nước sinh hoạt có dấu hiệu bất thường, phóng viên Báo Hòa Bình đã về địa phương tìm hiểu, nắm bắt sự việc. Ngày 14/9/2023, Báo Hòa Bình đăng tải bài phản ánh trên Báo Hòa Bình và Báo Hòa Bình điện tử (baohoabinh.com.vn).

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Nánh Nghê

(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra hiện trường khu vực sạt lở do ảnh hưởng của mưa lớn vào tháng 8/2023, tại khu tái định cư Bưa Cốc, xã Nánh Nghê (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục