(HBĐT) - Thời tiết diễn biến cực đoan, khó lường, xuất hiện nắng nóng, mưa lớn, thường trực nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét, ngập úng. Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần khẩn trương rà soát khu vực nguy cơ cao thiên tai để xây dựng phương án, kịch bản ứng phó, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hai do thiên tai gây ra, nhất là về người.


Lực lượng chức năng kiểm tra công tác phòng, chống lũ bão ở hạ lưu thủy điện Hòa Bình.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận nhiều loại hình thiên tai xảy ra như: Dông lốc, mưa lớn cục bộ, rét đậm, rét hại gây mưa vừa, mưa lớn..., thuỷ điện Hoà Bình liên tiếp thực hiện mở, đóng cửa xả đáy, đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất, đời sống người dân. Địa bàn tỉnh đã có 3 người chết, trong đó huyện Lương Sơn 2 người do bị lũ cuốn trôi và sét đánh, TP Hoà Bình 1 người do tắm sông Đà. Nhiều nhà cửa, công trình, hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, hoa màu bị thiệt hại, ước tính lên tới gần 48 tỷ đồng, trong đó, thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp 33,8 tỷ đồng, về công trình 14 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT, tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các phương án triển khai các phương án tuyên truyền, cảnh báo người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác cát, sỏi biết thời gian xả lũ đập thủy điện Hòa Bình để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản; đặc biệt các khu vực: Làng chài, sạt lở tổ 15, phường Đồng Tiến, cầu Ngòi Mại (km8+310) đường tỉnh 445... Các lực lượng như dân quân, thanh niên xung kích cùng người dân tham gia phát quang mái kè, tu sửa mỏ neo, thuyền bè, gia cố phương tiện thủy, cố định lồng bè, sẵn sàng phương án điều tiết giao thông.

Tuy nhiên, nguy cơ thiên tai, nhất là trượt sạt, lũ ống, lũ quét, ngập úng cục bộ luôn thường trực đối với đặc thù của tỉnh chia cắt, nhiều khu vực độ dốc lớn, nhiều sông, suối. Tổng hợp rà soát từ các địa phương mới đây, toàn tỉnh có 4 điểm xung yếu về đê điều; 54 hồ chứa thuỷ lợi mất an toàn; 87 điểm sạt lở bờ sông, bờ suối với tổng chiều dài 121 km; khu vực dân cư 90 điểm, 5.439 hộ bị ảnh hưởng, 3.679 hộ chưa ổn định; khu vực sạt lở trên các tuyến đường khoảng 50 km và 26 điểm ngầm tràn kết hợp giao thông… Nguy cơ trượt sạt xảy ra ở hầu hết các xã vùng cao. Trong đó, huyện Mai Châu có nhiều khu vực nguy cơ tại các xã: Sơn Thủy, Thành Sơn, Nà Phòn, Bao La, Tân Thành. Huyện Tân Lạc tại các xã: Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông. Huyện Lạc Sơn là các xã: Quý Hoà, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Miền Đồi, Bình Hẻm. Huyện Kim Bôi tại các xã: Đú Sáng, Hùng Sơn, Vĩnh Đồng, Kim Lập, Cuối Hạ… Đặc biệt, có 21 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét và khoảng 70 điểm ngập úng tại các địa phương. Bên cạnh đó, vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm bảo đảm an toàn các công trình thuỷ lợi, hạ tầng giao thông.

Thực tế, công tác PCTT vẫn còn tư tưởng chủ quan, không ít hộ dân còn sinh sống ven đồi, núi, suối, nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét. Nhiều người vẫn lơ là, bất cẩn, cố tình vượt qua ngầm tràn khi mưa lũ gây ra những hậu quả đáng tiếc, thiệt hại về người. Địa bàn các xóm, thôn bị ảnh hưởng bởi thiên tai thường nằm ở vùng cao, sâu, xa khu vực trung tâm, đường sá đi lại, thông tin liên lạc khó khăn nên việc truyền tải thông tin thiên tai cũng như thiệt hại đến người dân còn chậm. Chưa xử lý triệt để các hộ dân chưa muốn di chuyển ra khỏi nơi đang sinh sống khi có thiên tai xảy ra.

Đồng chí Hoàng Lan Thu, Chi cục phó Chi cục Thuỷ lợi cho biết: Tình hình thời tiếp diễn biến phức tạp, khó lường. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra, các cấp, ngành và địa phương cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về các giải pháp PCTT&TKCN năm 2022. Đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo cho người dân tự phòng tránh thiên tai, trượt sạt. Nâng cao ý thức chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn; kiên quyết không để hộ dân nào sống trong vùng nguy hiểm ven suối, sườn núi, đồi tiềm ẩn nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét. Khuyến cáo người dân tuyệt đối không đi qua ngầm giao thông khi có mưa lũ lớn. Chủ động thực hiện các phương án bảo đảm an toàn cho từng loại công trình, củng cố các tuyến đê, đập, hồ chứa theo kế hoạch, xử lý kịp thời những hư hỏng, ẩn họa, bảo đảm an toàn hồ, đập và phương án cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra. Đối với khu vực hạ lưu TP Hoà Bình cần làm tốt công tác tuyên truyền, xây dựng các phương án, kịch bản để người dân, tổ chức chủ động phòng tránh khi thuỷ điện Hoà Bình xả lũ theo chỉ đạo của T.Ư. Các địa phương, chủ đầu tư tăng cường công tác quản lý hồ đập, đê điều, bảo đảm an toàn các công trình trong mùa mưa bão năm 2022.


Lê Chung

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục