(HBĐT) - Mặc dù cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương đã cảnh báo, nhưng chỉ trong 2 ngày (từ 10 - 12/8), mưa lớn do ảnh hưởng cơn bão số 2 trên địa bàn tỉnh đã cướp đi sinh mạng của 5 người, tất cả đều do đuối nước khi bị lũ cuốn trôi.



Khu vực ngầm Sáng II (km5+550) thuộc đường tỉnh 448 trên địa bàn xã  được cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm người và phương tiện qua lại khi nước dâng ngập sâu 1,3 m trong ngày 11/8.

Đã vài ngày trôi qua, trên gương mặt của người nhà vẫn còn bàng hoàng trước sự ra đi của cháu N.M.H (SN 2012), trú tại xóm Nhả, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình). Trước đó, hồi 18h30 ngày 11/8 tại xóm Nhả, cháu N.M.H cùng bạn đi chơi, đến vị trí ruộng sâu do nước ngập không xác định được lối đi đã trượt chân ngã xuống. Nguyên nhân được xác định do mưa lớn kéo dài, khu vực ruộng và đường nội đồng nơi cháu H. đi  bị ngập sâu cục bộ, bao năm nay chưa bao giờ khu vực này nước lại ngập sâu do mưa lớn như vậy.

Trẻ em đã đành, nhưng người lớn cũng vẫn còn tâm lý chủ quan, lơ là với tính mạng của chính mình trong những ngày mưa như trút nước. Cái chết của vợ chồng chị Đ.T.N (SN 1987) và anh Đ.N.H (SN 1984), trú tại thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) bị lũ cuốn trôi trong đợt mưa lũ vừa qua một lần nữa là bài học đắt giá về ý thức bảo vệ tính mạng của người dân. Được biết, vợ chồng chị N. đi bộ qua suối Ba Hang, thôn Đồng Bong để hái na đi bán trong lúc nước suối chảy xiết từ xã Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam) sang. Người bị lũ cuốn trôi vào khe sâu gần đó rồi bị đẩy đi mất tích. Sau đó 2 thi thể đã được tìm thấy.

Đồng chí Phan Tiến Đạt, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm cho biết: "Trước mùa mưa bão, xã đã triển khai công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản đến bà con nhân dân. Trong những ngày mưa lớn xảy ra, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo nguy hiểm trên hệ thống loa phát thanh; cắm biển cảnh báo tại điểm có nguy cơ ngập úng, thường xuyên xảy ra ngập cục bộ khi mưa lớn...; chỉ đạo các thôn, xóm tuyên truyền, nhắc nhở trực tiếp tới các hộ dân để nâng cao ý thức tự giác, bảo đảm an toàn tính mạng khi di chuyển trong thời điểm mưa lớn kéo dài. Đây là lần đầu tiên khu vực này có nước chảy xiết lớn như vậy. Song không vì vậy mà chính quyền xã chủ quan trong công tác PCTT. Tuy nhiên vẫn xảy ra sự việc đáng tiếc. Qua đây một lần nữa chúng tôi cũng muốn nhắn nhủ, cảnh báo đến bà con không nên qua lại sông, suối, ngầm tràn khi đang có mưa lũ, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra”.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, từ ngày 10/8 - 15h ngày 12/8, trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to. Mưa lớn đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn 9/10 huyện, thành phố. Trong đó có 5 người chết do đuối nước (huyện Lạc Thủy 3 người, TP Hòa Bình 1 người, huyện Kim Bôi 1 người).

Ngay sau khi mưa lũ xảy ra, chính quyền các địa phương đã kịp thời huy động lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả theo phương châm "4 tại chỗ”. Khẩn trương triển khai biện pháp tiêu thoát úng cho hoa màu; cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm; huy động nhân lực, máy móc khắc phục tạm thời những vị trí sạt lở, dọn dẹp đất đá, sửa chữa nhà ở ổn định đời sống người dân... Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại; đảm bảo an toàn giao thông và thông tin liên lạc thông suốt đáp ứng các yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy PCTT&TKCN.

Dự báo trong thời gian tới, thiên tai còn diễn biến khó lường. Vì vậy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động và có biện pháp kiên quyết, cưỡng chế di dời đối với các hộ có nhà ở và sinh sống trong khu vực nguy hiểm; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, cấm các phương tiện giao thông và người di chuyển qua lại. Song, giải pháp quan trọng nhất để hạn chế thiệt hại trước hết phải bắt đầu từ chính ý thức chủ động, cảnh giác của mỗi người dân. Đối với gia đình có trẻ nhỏ cần quản lý, trông giữ, không để trẻ chơi đùa, đi lại khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập nước để không xảy ra sự việc đau lòng...

Thu Hằng

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục