(HBĐT) - Theo thông tin của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay khả năng đến sớm và có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn những năm trước. Do đó, các địa phương và hộ chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để đảm bảo an toàn cho vật nuôi khi bước vào mùa rét.


Hộ chăn nuôi xóm Rò, xã Phú Lai (Yên Thủy) chủ động bổ sung thức ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi trước mùa rét.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh, hiện tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh có trên 114,5 nghìn con, đàn bò trên 87,5 nghìn con, đàn dê trên 51,7 nghìn con, đàn gia cầm trên 8 triệu con. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, đem lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, trong 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra một số dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Ngoài ra, đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 2, ở các huyện, thành phố đều xảy ra tình trạng trâu, bò bị chết vì đói, rét. Thống kê của ngành chức năng, trong 3 ngày (từ 19 - 22/2), trên địa bàn tỉnh có 310 con trâu, bò bị chết rét. Tính trong đợt rét kéo dài từ ngày 18 - 28/2, toàn tỉnh có 619 con trâu, bò bị chết rét. Đây là con số thiệt hại lớn, khi mà những năm gần đây, số lượng gia súc chết vì đói, rét trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.

Đồng chí Nguyễn Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh cho biết: Những năm trở lại đây, người chăn nuôi ngày càng có ý thức cao trong phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Điều này thể hiện ở việc người chăn nuôi đã quan tâm xây dựng chuồng trại kiên cố, che chắn chuồng nuôi trong mùa rét. Nhiều hộ chăn nuôi dự trữ rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc. Do đó, số lượng vật nuôi bị chết vì đói, rét đã giảm mạnh, có năm không ghi nhận thiệt hại. Tuy nhiên, tình trạng thả rông gia súc, nhất là những thời điểm rét đậm, rét hại vẫn còn xảy ra ở một số xã vùng cao của các huyện: Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trâu, bò bị chết nhiều vì đói, rét hồi đầu năm nay. Đây là hồi chuông cảnh báo người chăn nuôi cần chủ động hơn nữa trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

Đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY cho biết thêm: Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay đến sớm và có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn những năm trước. Chính quyền các cấp cần tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các giải pháp duy trì phát triển sản xuất chăn nuôi và phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Cập nhật diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, ngọn mía, lá mía, thân cây ngô sau khi thu hoạch chế biến, dự trữ làm thức ăn cho gia súc; trồng cỏ, gieo ngô dày, ngô sinh khối để làm thức ăn cho trâu, bò vào vụ đông. Đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi có ít nhất 1 cây rơm, lượng thức ăn dự trữ đáp ứng đảm bảo bình quân 20 - 30 kg thức ăn thô, xanh hoặc 5 - 7 kg rơm khô/con trâu, bò/ngày đêm; sửa chữa, che chắn chuồng trại.

Ngành chức năng khuyến cáo, trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 120C không cho gia súc làm việc hoặc chăn thả tự do mà nuôi nhốt tại chuồng để quản lý, chăm sóc. Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin; có biện pháp sưởi ấm cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét. Ngoài ra, người chăn nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi; định kỳ tẩy ký sinh trùng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại nhằm nâng cao sức đề kháng, tạo miễn dịch phòng bệnh cho đàn vật nuôi trước khi vào vụ đông.

Viết Đào

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục