(HBĐT) - Chúng tôi trở lại xã Pà Cò (Mai Châu) vào những ngày đầu tháng 11, khi bắt đầu vào thời gian cao điểm thiếu nước sinh hoạt ở nơi này. Dọc đường gặp nhiều xe chở nước từ QL 6 vào trung tâm xã, chở đi các xóm và nhìn thấy cả người dân đi lấy nước ở những mó nước trong khe núi. Cây cối héo úa, đất đai khô cằn. Người cũng héo hon vì thiếu nước.


Một người dân đang hứng nước tại mó nước.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã Pà Cò Sùng A Sía tâm sự: Mùa này là mùa "khát” đối với người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Nước được chắt chiu, phải dùng thật tiết kiệm, chủ yếu để nấu nướng, sinh hoạt. Hang Kia, Pà Cò đồng bào dân tộc Mông chiếm đa số. Xã nằm ở độ cao trên nghìn mét so với mực nước biển. Bà con chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, vài năm gần đây có một số hộ chuyển hướng sang làm du lịch homestay; tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Mấy năm nay, cuộc sống của người dân từng bước cải thiện, song luôn trong tình trạng thiếu nước sạch, đây là vấn đề nan giải với người dân 2 xã.

Đối với xã Pà Cò có khoảng 3.500 người dân quanh năm thiếu nước nhưng căng thẳng nhất là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tất cả các xóm như Pà Háng lớn, Pà Cò, Xà Lĩnh… đều khan hiếm nước. Thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất, địa hình phức tạp nên bà con chỉ làm được 1 vụ trong năm, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Mùa mưa tích nước trong chum vại, tích vào bể dùng thật tằn tiện nhưng không đủ. Nhiều người phải đi xe hơn chục cây số mua nước về dùng. Mỗi xe được vài khối, giá khoảng 1 triệu đồng/xe. Người dân Hang Kia đi xa hơn vì phải qua địa bàn xã Pà Cò. Nhà đông người phải dùng tới 3 xe nước/tháng.

Người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò nguồn sống chủ yếu từ trồng ngô và một số cây màu khác, kết hợp với chăn nuôi. Vào mùa khô, suối cũng chẳng còn nước, chỉ có những dòng nhỏ chảy từng chút. Người dân phải xếp hàng tận dụng lấy nước cho vào can, ống mang về dùng thật tiết kiệm. Tuy bà con đã xây bể, mua téc để tích nước mưa dùng trong mùa khô nhưng cũng không đủ. Nhiều gia đình đã thuê người về khoang giếng, song không hiểu địa hình ở vùng núi này thế nào mà hầu như cứ khoang là vào khu vực không đáy, chẳng có nước, họa hoằn có nước thì rất ít. Tìm hiểu được biết, Nhà nước đã từng đầu tư những công trình nước sạch để cải thiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân, song đến nay, nhiều công trình không phát huy tác dụng. Người dân luôn ở trong tình trạng căng thẳng về nước sinh hoạt vào mùa khô.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã Pà Cò Sùng A Sía cho biết thêm: Nhiều năm nay, được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống của người dân đã cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 40%, thu nhập bình quân của người dân mới đạt khoảng 15 triệu đồng/ năm. Thiếu nước sinh hoạt, cuộc sống rất khổ sở. Chính quyền 2 xã người Mông đã đề xuất và mong muốn Nhà nước có giải pháp, tính toán đầu tư các công trình nước sạch để giúp người dân cải thiện vấn đề này, sớm ổn định cuộc sống.

L.C

Các tin khác


Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.

Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục