Khi nghe thông tin về giống lúa mới có thể thu hoạch nhiều năm mà không cần trồng lại, ông nông dân người Quảng Tây (Trung Quốc) Liang Yuxin đã rất háo hức muốn được thử nghiệm nó.


Cánh đồng trồng lúa lâu năm của ông Liang Yuxin. Ảnh: SCMP

Liang là một trong hơn 40.000 nông dân nhỏ lẻ tại Trung Quốc quyết định trồng giống lúa mới này. Liang Yuxin chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) rằng nếu ông thử nghiệm thành công, điều đó sẽ tạo động lực cho nhiều nông dân khác trong địa phương.

Nông dân Liang Yuxin chia sẻ: "Có rất nhiều mảnh đất bị bỏ hoang ở các vùng nông thôn miền Nam Trung Quốc và chi phí trồng trọt lại cao. Nhưng nếu tôi có thể trồng lúa một lần để thu hoạch nhiều năm thì chi phí giảm đi rất nhiều”.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vân Nam đã dành hơn 2 thập niên phát triển giống lúa này. Họ lai giữa giống lúa hằng năm đã được thuần hóa của châu Á với giống lúa lâu năm hoang dã của châu Phi để tạo ra giống có tên Lúa lâu năm 23 (PR23).

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Sustainability, PR23 không chỉ tiềm năng về sản lượng mà còn được cho có thể giúp giảm chi phí trồng trọt và tăng chất lượng đất. Giáo sư Erik Sacks tại Đại học Illinois Urbana-Champaign và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc cày xới ít thường xuyên đã bảo vệ đất và tạo dựng được hàm lượng chất hữu cơ. Ngoài ra, việc trồng lúa lâu năm cũng giúp tiết kiệm nước.

Trong 4 năm đầu tiên, sản lượng của PR23 ở mức trung bình 6,8 tấn/ha/vụ mùa, cao hơn một chút so với giống lúa tái trồng theo năm đạt 6,7 tấn/ha/vụ mùa.

Giống lúa lâu năm không cần gieo hạt, trồng trọt và cày xới trong vài năm, điều đó có nghĩa là nông dân có thể tiết kiệm tới 1.400 USD cho mỗi vụ tiếp theo. Giống lúa lâu năm có thể góp phần cắt giảm đến 60% chi phí lao động.

PR23 nằm trong nhóm 29 giống lúa được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đề xuất cho người nông dân từ đầu năm nay. Người nông dân cũng tiếp cận được giống lúa này để trồng thương mại từ năm 2018. Năm 2021, tổng số diện tích trồng lúa lâu năm tại Trung Quốc là 15.000 ha.

Ông Liang đã trồng giống lúa lâu năm khác là PR25 trên 1 ha đất vào tháng 8 năm nay và sau 3 tháng thu hoạch được trên 8 tấn gạo.

Theo Báo Tin TứcCánh đồng trồng lúa lâu năm của ông Liang Yuxin. Ảnh: SCMP
Liang là một trong hơn 40.000 nông dân nhỏ lẻ tại Trung Quốc quyết định trồng giống lúa mới này. Liang Yuxin chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) rằng nếu ông thử nghiệm thành công, điều đó sẽ tạo động lực cho nhiều nông dân khác trong địa phương.

Nông dân Liang Yuxin chia sẻ: "Có rất nhiều mảnh đất bị bỏ hoang ở các vùng nông thôn miền Nam Trung Quốc và chi phí trồng trọt lại cao. Nhưng nếu tôi có thể trồng lúa một lần để thu hoạch nhiều năm thì chi phí giảm đi rất nhiều”.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vân Nam đã dành hơn 2 thập niên phát triển giống lúa này. Họ lai giữa giống lúa hằng năm đã được thuần hóa của châu Á với giống lúa lâu năm hoang dã của châu Phi để tạo ra giống có tên Lúa lâu năm 23 (PR23).

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Sustainability, PR23 không chỉ tiềm năng về sản lượng mà còn được cho có thể giúp giảm chi phí trồng trọt và tăng chất lượng đất. Giáo sư Erik Sacks tại Đại học Illinois Urbana-Champaign và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc cày xới ít thường xuyên đã bảo vệ đất và tạo dựng được hàm lượng chất hữu cơ. Ngoài ra, việc trồng lúa lâu năm cũng giúp tiết kiệm nước.

Trong 4 năm đầu tiên, sản lượng của PR23 ở mức trung bình 6,8 tấn/ha/vụ mùa, cao hơn một chút so với giống lúa tái trồng theo năm đạt 6,7 tấn/ha/vụ mùa.

Giống lúa lâu năm không cần gieo hạt, trồng trọt và cày xới trong vài năm, điều đó có nghĩa là nông dân có thể tiết kiệm tới 1.400 USD cho mỗi vụ tiếp theo. Giống lúa lâu năm có thể góp phần cắt giảm đến 60% chi phí lao động.

PR23 nằm trong nhóm 29 giống lúa được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đề xuất cho người nông dân từ đầu năm nay. Người nông dân cũng tiếp cận được giống lúa này để trồng thương mại từ năm 2018. Năm 2021, tổng số diện tích trồng lúa lâu năm tại Trung Quốc là 15.000 ha.

Ông Liang đã trồng giống lúa lâu năm khác là PR25 trên 1 ha đất vào tháng 8 năm nay và sau 3 tháng thu hoạch được trên 8 tấn gạo.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục