Việc tàu vũ trụ Soyuz MS-22 bị rò rỉ có thể buộc Nga phải phóng một tàu vũ trụ khác lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) để đưa những phi hành gia người Nga và Mỹ đang mắc kẹt trên đó trở về Trái Đất an toàn. Hình ảnh tàu Soyuz MS-22 chụp từ không gian. Ảnh: AFP/NASA

Chú thích ảnh

Theo kênh truyền hình RT, trong một cuộc họp báo qua video ngày 22/12, người đứng đầu chương trình bay vào không gian - tập đoàn Roscosmos ông Sergey Krikalev cho biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào liên quan đến vấn đề này được đưa ra.

Joel Montalbano, Giám đốc chương trình ISS của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết các chuyên gia từ các cơ quan vũ trụ của Nga và Mỹ đã phối hợp cùng nhau để điều tra vụ rò rỉ xảy ra trên tàu Soyuz vào tuần trước. "Chúng tôi vẫn liên tục trao đổi dữ liệu qua lại”, ông Joel khẳng định.

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ Soyuz MS-22 sẽ làm nhiệm vụ đưa các nhà du hành vũ trụ người Nga Dmitry Petelin và Sergey Prokopyev, cũng như phi hành gia NASA Frank Rubio trở về Trái Đất từ quỹ đạo. Bộ ba phi hành gia này đã ở trên ISS từ tháng 9.

Theo một cuộc kiểm tra của Roscosmos và NASA, lỗ thủng có kích thước khoảng 0,8mm đã ảnh hưởng đến một ống dẫn chất làm mát trong Soyuz MS-22. Chất lỏng thoát ra từ lỗ rò rỉ không làm ô nhiễm các bề mặt bên ngoài của ISS, bao gồm các tấm pin mặt trời hoặc cửa sổ. Sự cố không gây nguy hiểm cho các phi hành gia. Nhiệt độ trên tàu Soyuz MS-22 ổn định ở mức dưới 30 độ C và tàu vẫn hoạt động được.

Ông Krikalev cho biết quá trình phân tích nhiệt đang được tiến hành để xác định liệu Soyuz MS-22 có phù hợp để đưa phi hành đoàn về nhà hay hoặc liệu họ có cần gửi một phương tiện khác lên ISS trong tương lai hay không.

Trong trường hợp cần triển khai nhiệm vụ giải cứu, một chiếc Soyuz MS-23 không có người sẽ được phóng lên ISS để đón các phi hành gia Petelin, Prokopyev và Rubio.

Đại diện của Roscosmos cũng đảm bảo một tàu vũ trụ Soyuz MS-23 dự kiến ​​được phóng vào tháng 3/2023, nhưng thời gian khởi hành có thể được dời sớm sang tháng 2 nếu tình thế cấp bách yêu cầu. Trong trường hợp đó, các nhiệm vụ luân chuyển phi hành đoàn trong tương lai tới ISS sẽ phải được điều chỉnh lại.

Lý do chính xác gây ra rò rỉ trên tàu vũ trụ cho đến nay vẫn chưa được xác định. Cả 2 cơ quan hàng không vũ trụ Nga và Mỹ đều loại trừ khả năng dó mưa sao băng Geminid gây ra.

Theo kế hoạch ban đầu, các nhà du hành vũ trụ của Nga có chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 6 giờ rưỡi vào ngày 14/12. Vụ rò rỉ đã buộc hai nhà du hành phải hủy kế hoạch này vào phút chót.

Theo báo Tin tức


Các tin khác


Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/5, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc; Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục