(HBĐT) - Huyện Tân Lạc đang rà soát và triển khai các kịch bản cụ thể ứng phó với mưa lũ, trượt sạt nhằm giảm thiểu những tổn thất do thiên taii gây ra, bảo vệ tính mạng, sản xuất của người dân.


 Mưa lớn gây ngập úng cục bộ QL 6 đoạn xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) chiều 25/6.

Ngày 25-26/6, trên địa bàn huyện đã có mưa to, gây một số thiệt hại về công trình như: tuyến đường chính đi xóm Cú, xã Tử Nê sạt lở đất khoảng 20 - 25 m3, làm hư hỏng đường bê tông khoảng từ 5 - 7 m; đoạn đường sạt lở nằm trên mặt đập Tranh do xã quản lý, đất đá sạt lở vùi lấp 7 ao cá của 6 hộ dân; tuyến QL 6 đoạn chợ Lồ ngập úng, ách tắc giao thông cục bộ.

Huyện đã kịp thời chỉ đạo các địa phương huy động nhận lực tại chỗ tổ chức khắc phục hậu quả và cảm biển cảnh báo, rào chắn, điều hành giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân. Trước đó, trên địa bàn nhiều xã vùng cao đã có hiện tượng sạt lở đá, dông lốc, chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đề cao cảnh giác phòng chống thiên tai.

Huyện Tân Lạc có 16 xã, thị trấn. Với vị trí địa lý đặc thù nhiều đồi, núi,địa hình phức tạp, hằng năm chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Năm 2022, do ảnh hưởng của các đợt mưa đã gây sạt lở, làm hư hỏng tuyến đường xóm Quạng Lảng đi xóm Cóc và đường xóm Bùi Cút đi xóm Đôi, xã Ngọc Mỹ; một số tuyến kênh mương bị vỡ, cống, bai bị cuốn trôi hư hỏng, thiệt hại về sản xuất nông, lâm nghiệp trên 197ha...

Nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ sản xuất và tính mạng của người dân, ngay từ đầu năm 2023, huyện Tân Lạc đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; rà soát xây dựng các phương án cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng thành viên để chủ động triển khai phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai. Huyện xác định những khu vực trọng điểm cần đặc biệt quan tâm như: khu vực xảy ra lũ lớn, nước dâng cao ven suối xóm Chiềng, xã Nhân Mỹ; xóm Thỏi Láo, xã Phú Vinh; các thung lũng xã Vân Sơn, Ngổ Luông; khu Tân Hợp, thị trấn Mãn Đức... Lũ ống, lũ quét tại khu vực xóm Lảng, xóm Quặng, xóm Phung, xã Ngọc Mỹ; xóm Thỏi, xóm Đung, xã Phú Vinh và dọc các suối lớn trên địa bàn huyện. Sạt lở đất, đá thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông như: dọc các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ 6; vùng có địa chất, địa hình không ổn định như: xã Vân Sơn, Ngổ Luông, Quyết Chiến, Suối Hoa, Phú Cường, Ngọc Mỹ, Đông Lai... Giông lốc thường xảy ra tại các xã: Quyết Chiến, Phú Cường, Nhân Mỹ, Gia Mô, Lỗ Sơn, Ngọc Mỹ... 

Trên địa bàn huyện hiện có 139 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó cấp huyện quản lý 50 hồ, phần nhiều đã xây dựng từ lâu, đến nay qua quá trình sử dụng và ảnh hưởng của mưa lũ hàng năm, nhiều hồ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn khi có mưa, lũ lớn.


Đồng chí Đinh Duy Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, UBND huyện tăng cường chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc các  công điện, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm "4 tại chỗ” cụ thể, sát thực tế. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh phương án bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra. Phát huy vai trò chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động người dân vùng nguy cơ ý thức tự phòng tránh thiên tai. Huy động tổng lực các lực lượng phối hợp tham gia khi xảy ra các tình huống thiên tai, cứu nạn, sơ tán dân, khắc phục hậu quả do thiên tai. Bố trí lực lượng phối hợp với các địa phương tổ chức chốt chặn những vị trí trên các tuyến giao thông huyết mạch nguy cơ mất an toàn khi xảy ra thiên tai. Các xã thành lập lực lượng xung kích (100 người/xã), huy động tăng cường các xã lân cận khi cần thiết. Huyện cũng đã có phương án chuẩn bị vật tư, phương tiện, lương thực, thực phẩm, thuốc để phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Chủ tịch UBND xã Phú Cường Bùi Đức Phương cho biết: Là nơi từng ghi nhận nhiều loại hình thiên tai như sạt lở đất, đá, giông lốc, mưa đá, xã đã báo cáo UBND huyện có phương án xử lý; chỉ đạo các xóm theo dõi bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo kịp thời qua mạng xã hội; hướng dẫn, cảnh báo để người dân, du khách chủ động phòng tránh, di dời ra khỏi những khu vực nguy cơ cao xảy ra thiên tai.

LC

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục