Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ được triển khai từ năm 2021 - 2026 trên địa bàn 7 tỉnh, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Dự án nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ giảm mất rừng và suy thoái rừng, chuyển đổi rừng tự nhiên, tăng khả năng hấp thụ carbon thông qua quản lý hiệu quả hơn rừng trồng; nâng cao chất lượng, tính đa dạng và năng suất của rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Qua triển khai dự án đã góp phần quản lý bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học cho những "lá phổi xanh” trên địa bàn tỉnh.





Thành viên Hợp tác xã Hương Xuân, xã Mai Hịch (Mai Châu) phân loại cây dược liệu trước khi sơ chế, sản xuất. Ảnh: P.V

Hợp tác xã (HTX) Hương Xuân, xã Mai Hịch (Mai Châu) là một trong những đơn vị được hỗ trợ bởi Dự án VFBC tại Hòa Bình, thuộc Tiểu hợp phần 2 về thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. HTX cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm như: Thảo dược bột đắp đa năng, các loại trà dược liệu, dầu gội đầu, xà phòng... Chị Hà Thị Lệ, Giám đốc HTX cho biết: Tham gia vào Tiểu hợp phần 2 của Dự án VFBC tại Hòa Bình, cá nhân tôi là Giám đốc HTX được hỗ trợ về nâng cao năng lực quản trị HTX; các thành viên, người lao động được hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật gieo trồng, thu hái dược liệu bền vững và được hỗ trợ 11.000 cây xạ đen giống để phát triển vùng nguyên liệu. Ngoài ra, HTX còn được dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm (dầu gội đầu, xà phòng tắm dược liệu), thiết kế và sản xuất bao bì sản phẩm, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ... Có thể nói, được sự đồng hành và hỗ trợ của dự án, đến nay, HTX đã phát triển theo đúng định hướng, các sản phẩm do HTX sản xuất từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, thành viên HTX có việc làm, thu nhập ổn định.

Tại Hòa Bình, dự án được triển khai trên tất cả các huyện, thành phố, trọng tâm tại 4 huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy với 5 tiểu hợp phần, gồm: Cải thiện quản lý rừng cộng đồng; thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; tăng cường thực thi pháp luật đối với các vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; cải tiến các thực hành quản lý rừng sản xuất; huy động các nguồn lực cho quản lý và bảo vệ rừng.

Trong năm 2023, đối với Tiểu hợp phần 1 - Cải thiện quản lý rừng cộng đồng, dự án đã thành lập ban quản lý (BQL) rừng dựa vào cộng đồng tại 19 xóm; thành lập tổ tuần tra bảo vệ rừng tại 21 xóm thuộc 6 xã của các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn. Các tổ tuần tra bảo vệ rừng hiện bảo vệ 7.131 ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ tự nhiên.

Thực hiện Tiểu hợp phần 2 - Thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Thông qua hoạt động hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị dược liệu tại xã Mai Hịch (Mai Châu), có 3 sản phẩm từ dược liệu của HTX Hương Xuân được đưa ra thị trường; 15 hộ liên kết của HTX được cung cấp 11.000 cây giống xạ đen để phát triển sản xuất.

Ngoài ra, với các tiểu hợp phần khác, dự án đã thực hiện các hoạt động như: Hỗ trợ thành lập 15 tổ hợp tác với 518 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực mây tre đan, chế biến măng tại 3 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn; kết nối để HTX làng nghề truyền thống mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) ký kết hợp đồng sản xuất với Công ty Thế giới Sơn Mài trị giá 12 tỷ đồng; cung cấp máy tính xách tay, điện thoại thông minh cho lực lượng kiểm lâm phục vụ công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp; phối hợp thành lập 131 nhóm hộ tham gia chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại 19 xã của huyện Lạc Sơn, tổng số 4.414 thành viên. Các nhóm hộ tham gia chứng chỉ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) với 6.106 ha keo tai tượng. Cung cấp trên 190kg hạt giống keo tai tượng cho 15 vườn ươm trên địa bàn tỉnh...

Đồng chí Lê Minh Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án (QLDA) VFBC tỉnh cho biết: Từ năm 2021 đến nay, dự án được thực hiện tốt với sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa Ban QLDA tỉnh với Ban QLDA VFBC Trung ương, đơn vị thực hiện dự án (DAI) và Văn phòng thực hiện dự án tại tỉnh Hòa Bình. Cùng với đó, sự phối hợp, lồng ghép, gắn kết của các hoạt động thuộc các tiểu hợp phần đã góp phần tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Năm 2024, để đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án, Ban QLDA tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng tháng, từng quý để thực hiện hiệu quả, hoàn thành kế hoạch đề ra.


Thu Hằng

Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục